Trong bối cảnh nền kinh tế Việt Nam ngày càng hội nhập và phát triển các hình thức đầu tư như góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp đã trở thành phương thức phổ biến để các nhà đầu tư trong và ngoài nước tham gia vào thị trường. Tuy nhiên để thực hiện các hoạt động này một cách hợp pháp và hiệu quả, việc nắm rõ các thủ tục đăng ký đầu tư là vô cùng cần thiết.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ làm rõ Thủ tục đăng ký đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp, dựa trên các quy định của pháp luật.
I. Yêu cầu đăng ký đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp
Căn cứ: Khoản 2, Khoản 3 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Điểm b Khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP Điểm b Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020
Trường hợp phải đăng ký đầu tư:
– Công ty mua vốn được xác định là:
+ Nhà đầu tư nước ngoài (Khoản 19 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).
+ Tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài (Khoản 20 Điều 3 Luật Đầu tư 2020).
– Nhà đầu tư nước ngoài sở hữu trên 50% vốn điều lệ của công ty mua vốn.
– Việc góp vốn, mua cổ phần, hoặc phần vốn góp thuộc trường hợp quy định tại Điểm a Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020, do đó phải đăng ký đầu tư.
II. Quy trình thực hiện thủ tục đăng ký đầu tư
1. Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị và nộp hồ sơ đăng ký tại Sở Tài chính nơi công ty nhận vốn đặt trụ sở chính.
Bước 2: Thực hiện thủ tục thay đổi thành viên, cổ đông tại cơ quan đăng ký kinh doanh.
2. Hồ sơ đăng ký:
– Văn bản đăng ký góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp (Mẫu A.I.7).
– Bản sao giấy tờ pháp lý của công ty mua vốn và công ty nhận vốn.
– Văn bản thỏa thuận nguyên tắc giữa:
+ Công ty mua vốn và công ty nhận vốn, hoặc
+ Công ty mua vốn và cổ đông/thành viên cũ.
– Nếu công ty nhận vốn đang sử dụng đất tại khu vực biên giới, ven biển,…: bản sao GCNQSDĐ.
(Theo Điểm b Khoản 4 Điều 65 Nghị định 31/2021/NĐ-CP).
3. Cơ quan giải quyết: Sở Tài chính.
4. Thời hạn giải quyết:
– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ.
– Trừ trường hợp quy định tại Khoản 4 Điều 66 Nghị định 31/2021/NĐ-CP.
– Văn bản thông báo gửi cho:
+ Nhà đầu tư nước ngoài.
+ Tổ chức kinh tế có nhà đầu tư nước ngoài góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp.
Kết luận:
Việc thực hiện đúng và đầy đủ các thủ tục đăng ký đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp không chỉ giúp nhà đầu tư tuân thủ pháp luật mà còn tạo nền tảng vững chắc cho các hoạt động kinh doanh tại Việt Nam.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Án lệ 03/2016/AL: Quyết định giám đốc thẩm vụ ly hôn tại Hà Nội
- Án lệ 04/2016: Tranh chấp hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất
- Thời điểm lập hóa đơn theo quy định mới nhất
- Các trường hợp không được bồi thường khi Nhà nước thu hồi đất
- Quy định của pháp luật về tuyên bố mất tích, tuyên bố chết đối với một người