Quy định thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam

Tạm giữ, tạm giam là một trong những biện pháp ngăn chặn được quy định trong Bộ luật Tố tụng hình sự. Để nắm rõ quy định về vấn đề thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Người bị tạm giam, tạm giữ là gì??

Căn cứ: Điều 3 Luật thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Người bị tạm giữ là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giữ, gia hạn tạm giữ theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự

Người bị tạm giam là người đang bị quản lý tại cơ sở giam giữ trong thời hạn tạm giam, gia hạn tạm giam theo quy định của Bộ luật tố tụng hình sự, bao gồm: bị can; bị cáo; người bị kết án phạt tù, người bị kết án tử hình mà bản án chưa có hiệu lực pháp luật hoặc đang chờ thi hành án; người bị tạm giam để thực hiện việc dẫn độ. 

2. Đối tượng, thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ người bị tạm giam?

2.1 Đối tượng thăm gặp người bị tạm giữ người bị tạm giam

Thân nhân đến thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam là người có quan hệ:

  • Ông bà nội, ông bà ngoại
  • Bố mẹ đẻ, bố mẹ nuôi, bố mẹ vợ, bố mẹ chồng
  • Vợ, chồng
  • Anh chị em ruột
  • Con đẻ, con nuôi, con dâu, con rể
  • Cháu ruột mà người bị tạm giữ, người bị tạm giam là ông bà nội, ngoại

2.2 Thủ tục thăm gặp người bị tạm giữ người bị tạm giam

Người bị tạm giữ:

  • Được gặp thân nhân một lần trong thời gian tạm giữ
  • Một lần trong mỗi lần gia hạn tạm giữ, kể cả ngày nghỉ
  • Mỗi lần gặp không quá một giờ

Người bị tạm giam:

  • Được gặp thân nhân một lần trong một tháng
  • Tthời gian gặp trong giờ làm việc, mỗi lần gặp không quá một giờ

Thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định:

  • Thời điểm người bị tạm giữ, người bị tạm giam gặp thân nhân
  • Cán bộ quản lý trong thời gian thăm gặp
  • Quyết định bằng văn bản việc cho gặp thân nhân, nêu rõ thời điểm được gặp thân nhân và gửi quyết định cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết

Lưu ý:

  • Trường hợp người bị tạm giữ chuyển sang bị tạm giam hoặc người bị tạm giam mà thời gian tạm giam không đủ một tháng trong tháng đó thì vẫn được giải quyết gặp thân nhân một lần.
  • Người bị tạm giữ, người bị tạm giam được gặp không quá 03 thân nhân trong mỗi lần gặp; các trường hợp khác do thủ trưởng cơ sở giam giữ quyết định.
  • Trường hợp cơ quan đang thụ lý vụ án có yêu cầu giám sát, theo dõi việc thăm gặp thì thủ trưởng cơ sở giam giữ thông báo thời điểm thăm gặp cho cơ quan đang thụ lý vụ án biết để phối hợp.
  • Ngôn ngữ sử dụng trong thăm gặp là tiếng Việt, trường hợp là người dân tộc ít người hoặc người nước ngoài không biết tiếng Việt thì phải có phiên dịch hoặc cán bộ biết tiếng dân tộc hoặc tiếng nước đó tham gia.
  • Khi người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ có các yêu cầu về giao dịch dân sự, cơ quan đang thụ lý vụ án có trách nhiệm phối hợp với cơ sở giam giữ để giải quyết theo đúng quy định của pháp luật.

Thân nhân đến thăm gặp phải xuất trình, một trong các loại giấy tờ tùy thân sau:

  • Giấy CMND, hộ chiếu, thẻ CCCD;
  • Giấy xác nhận là cán bộ, chiến sĩ … thuộc lực lượng Quân đội nhân dân, Công an nhân dân;
  • Người dưới 14 tuổi phải có giấy khai sinh;
  • Giấy tờ xác nhận quan hệ thân nhân;
  • Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ chứng minh quan hệ: Phải có đơn đề nghị, có xác nhận của Ủy ban nhân dân hoặc cơ quan có thẩm quyền;
  • Trường hợp người đến thăm gặp không có giấy tờ tùy thân thì đơn đề nghị thăm gặp phải dán ảnh và đóng dấu giáp lai vào ảnh.

3) Các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân

Căn cứ: Điều 22 Luật Thi hành tạm giữ, tạm giam 2015

Các trường hợp người bị tạm giữ, người bị tạm giam không được gặp thân nhân thực hiện theo quy định cụ thể như sau:

  • Thân nhân không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ xác nhận về quan hệ;
  • Cơ quan thụ lý vụ án có văn bản không cho gặp do thấy có ảnh hưởng đến giải quyết vụ án;
  • Người bào chữa không xuất trình giấy tờ tùy thân, giấy tờ về việc bào chữa;
  • Trường hợp khẩn cấp để bảo vệ an toàn cơ sở giam giữ hoặc để truy bắt người bị tạm giữ, tạm giam bỏ trốn;
  • Khi có dịch bệnh tại cơ sở giam giữ;
  • Khi cấp cứu người bị tạm giữ, tạm giam;
  • Khi người bị tạm giữ, tạm giam đang mắc bệnh truyền nhiễm nhóm A;
  • Khi người bị tạm giữ, tạm giam đang lấy lời khai, hỏi cung;
  • Khi người bị tạm giữ, tạm giam đang tham gia các hoạt động tố tụng khác;
  • Người bị tạm giữ,  tạm giam không đồng ý thăm gặp; 
  • Người đến gặp vi phạm nội quy của cơ sở giam giữ từ hai lần trở lên;
  • Người bị tạm giữ, tạm giam đang bị kỷ luật.

Lưu ý:

Khi bàn giao người bị tạm giữ, người bị tạm giam cho cơ sở giam giữ hoặc khi tiếp nhận hồ sơ hoặc khi có yêu cầu thì cơ quan đang thụ lý vụ án phải có ý kiến ngay bằng văn bản đề nghị không đồng ý cho thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam, nêu rõ lý do, thời hạn không cho thăm gặp; cơ sở giam giữ có trách nhiệm thông báo cho người bị tạm giữ, người bị tạm giam và thân nhân của họ biết khi đến thăm gặp.

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định thăm gặp người bị tạm giữ, người bị tạm giam. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492