Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

Giấy phép kinh doanh lữ hành nôi địa là gì? Thủ tục xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa được thực hiện như thế nào? Sau đây luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt xin tư vấn và giải đáp như sau:

1. Kinh doanh lữ hành nội địa là gì?

Theo quy định tại khoản 9 điều 3 Luật du lịch 2017 quy định: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành là việc xây dựng, bán và tổ chức thực hiện một phần hoặc toàn bộ chương trình du lịch cho khách du lịch“.

Về phạm vi kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: “Kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa phục vụ khách du lịch nội địa“.

Như vậy, có thể thấy hoạt động kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là việc xây dựng, tổ chức các tour du lịch cho khách hàng tại Việt Nam.

2. Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa

Điều kiện kinh doanh lữ hành nội địa được quy định như sau:
– Là doanh nghiệp hoạt động theo luật doanh nghiệp có ngành nghề về kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa 
– Ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa: 20.000.000 VNĐ (hai mươi triệu)
– Người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành phải tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành về lữ hành gồm một trong các chuyên ngành
a) Quản trị dịch vụ du lịch và lữ hành;
b) Quản trị lữ hành;
c) Điều hành tour du lịch;
d) Marketing du lịch;
đ) Du lịch;
e) Du lịch lữ hành;
g) Quản lý và kinh doanh du lịch.
– Trường hợp tốt nghiệp cao đẳng trở lên chuyên ngành khác phải có chứng chỉ nghiệp vụ điều hành du lịch quốc tế.

3. Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Hồ sơ xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa gồm:
– Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa;
– Bản sao có chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
– Giấy chứng nhận ký quỹ kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao quyết định bổ nhiệm hoặc hợp đồng lao động giữa doanh nghiệp kinh doanh dịch vụ lữ hành với người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành;
– Bản sao chứng chỉ của người phụ trách kinh doanh dịch vụ lữ hành

4. Trình tự xin cấp phép kinh doanh lữ hành nội địa

Bước 1: Doanh nghiệp đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa nộp 01 bộ hồ sơ đến cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh nơi doanh nghiệp có trụ sở;
Bước 2: Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ, cơ quan chuyên môn về du lịch cấp tỉnh thẩm định và cấp Giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa cho doanh nghiệp; trường hợp từ chối, phải thông báo bằng văn bản và nêu rõ lý do.

5. Quyền và nghĩa vụ của doanh nghiệp kinh doanh lữ hành nội địa

– Xây dựng, quảng cáo, bán và tổ chức thực hiện các dịch vụ du lịch, chương trình du lịch cho khách du lịch theo phạm vi kinh doanh trong giấy phép;
– Bảo đảm duy trì các điều kiện kinh doanh dịch vụ lữ hành theo quy định; công khai thông tin doanh nghiệp, giấy phép;
– Cung cấp thông tin về chương trình, dịch vụ, điểm đến du lịch cho khách du lịch;
– Mua bảo hiểm cho khách du lịch trong thời gian thực hiện chương trình du lịch, trừ trường hợp khách du lịch đã có bảo hiểm cho toàn bộ chương trình du lịch;
– Sử dụng hướng dẫn viên du lịch để hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng lữ hành; chịu trách nhiệm về hoạt động của hướng dẫn viên du lịch trong thời gian hướng dẫn khách du lịch theo hợp đồng;
– Chấp hành, phổ biến, hướng dẫn khách du lịch tuân thủ pháp luật, quy định của nơi đến du lịch; ứng xử văn minh, tôn trọng bản sắc văn hóa, phong tục, tập quán của Việt Nam và nơi đến du lịch;
– Áp dụng biện pháp bảo đảm an toàn tính mạng, sức khỏe, tài sản của khách du lịch; 
– Quản lý khách du lịch theo chương trình du lịch đã thỏa thuận với khách du lịch.

6. Thành lập công ty kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa

Về lựa chọn loại hình kinh doanh: tổ chức, cá nhân đầu tư vốn có thể thành lập công ty nào, việc lựa chọn hình thức thành lập nào sẽ phụ thuộc chủ yếu vào hai yếu tố sau:
– Số lượng thành viên đầu tư góp vốn kinh doanh
– Phương châm, định hướng kinh doanh
Về vốn đầu tư: Ngành nghề kinh doanh này không có yêu cầu về vốn pháp định tuy nhiên mức ký quỹ tối thiểu 20 triệu đồng.
Về ngành nghề kinh doanh: Công ty kinh doanh trong lĩnh vực dịch vụ lữ hành nội địa bắt buộc phải có ngành nghề về kinh doanh lữ hành nội địa. Ngoài ra, Luật doanh nghiệp Việt Nam không hạn chế số lượng ngành nghề doanh nghiệp đăng ký. 

7. Các lưu ý khi cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa

a. Cơ quan nào cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa?

Thẩm quyền cấp giấy phép kinh doanh dịch vụ lữ hành nội địa là Sở Du lịch hoặc Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch tỉnh/thành phố nơi doanh nghiệp đặt trụ sở.

b. Thời hạn cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa?

Trong thời hạn 10 ngày kể từ ngày nhận hồ sơ hợp lệ, Sở Du Lịch có trách nhiệm cấp giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa cho doanh nghiệp.

c. Ký quỹ kinh doanh lữ hành nội địa ở đâu?

Doanh nghiệp có thể liên hệ ngân hàng bất kỳ để thực hiện ký quỹ và được cấp giấy chứng nhận ký quỹ theo mẫu. Khoản ký quỹ này sẽ không được rút trong suốt quá trình kinh doanh và hưởng lãi suất thông thường.

Trên đây là nội dung tư vấn về Xin giấy phép kinh doanh lữ hành nội địa. Quý Khách có nhu cầu tham khảo dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 090 225 5492  để được tư vấn và hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Xem thêm:
Bài viết liên quan

090.225.5492