Thay đổi đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện Công ty cổ phần

Thủ tục thay đổi đăng ký hoạt động văn phòng đại diện Công ty Cổ phần gồm những gì? Bài viết sau đây Luật Kỳ Vọng Việt sẽ cung cấp cho các bạn thông tin về thủ tục nêu trên.

1. Thành phần hồ sơ

Căn cứ theo điều 62 Nghị định 01/2021/NĐ-CP. Công ty cổ phần cần chuẩn bị 01 bộ hồ sơ bao gồm:

– Thông báo thay đổi nội dung đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện (VPĐD);

– Bản sao hợp lệ:

+ Chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu;

+ Căn cước công dân của trưởng Văn phòng đại diện (trong trường hợp thay đổi người đứng đầu VPĐD);

– Văn bản ủy quyền và bản sao hợp lệ:

+ Chứng minh nhân dân;

+ Hộ chiếu;

+ Căn cước công dân của người được ủy quyền thực hiện thủ tục.

thay đổi đăng ký hoạt động

2. Thủ tục thực hiện

– Đối với việc chuyển địa điểm sang quận/huyện/tỉnh khác. Công ty làm thủ tục chốt thuế với cơ quan quản lý thuế tại Chi cục thuế quận/huyện/tỉnh cũ cho văn phòng đại diện;

– Đối với trường hợp đổi tên Văn phòng đại diện. Công ty phải thực hiện thủ tục thay đổi tên công ty cổ phần trước.

Công ty Cổ phần nộp hồ sơ thay đổi đăng ký hoạt động của Văn phòng đại diện:

+ Nộp hồ sơ trực tiếp tại Phòng Đăng ký kinh doanh nơi công ty đặt văn phòng đại diện;

+ Nộp hồ sơ qua dịch vụ bưu điện;

+ Nộp hồ sơ thông qua Cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp (dangkykinhdoanh.gov.vn).

Thời gian thực hiện: Trong 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ. Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ thông báo kết quả hồ sơ cho doanh nghiệp. Nếu hồ sơ hợp lệ, công ty sẽ nhận Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện mới. Trường hợp hồ sơ chưa hợp lệ thì Phòng Đăng ký kinh doanh sẽ gửi thông báo sửa đổi, bổ sung.

3. Xử phạt vi phạm khi thay đổi thông tin

Việc thay đổi nội dung đăng ký hoạt động đối với VPĐD cũng đồng nghĩa với thay đổi nội dung trên Giấy chứng nhận của VPĐD. Theo Khoản 4 Điều 45 Luật Doanh nghiệp 2020, công ty phải làm thủ tục thông báo với Phòng ĐKKD trong vòng 10 ngày kể từ ngày có thay đổi.

Trường hợp doanh nghiệp vi phạm về thời hạn nêu trên, căn cứ Điều 44 Nghị định 122/2021/NĐ-CP, doanh nghiệp đó sẽ bị xử phạt hành chính tùy theo mức độ vi phạm, cụ thể:

– Chậm làm thủ tục từ 11 – 30 ngày: Phạt từ 3 – 5 triệu đồng;

– Chậm làm thủ tục từ 31 – 90 ngày: Phạt từ 5 – 10 triệu đồng;

– Chậm làm thủ tục từ 91 ngày trở lên: Phạt từ 10 – 20 triệu đồng;

– Không thực hiện thủ tục: Phạt tiền từ 20 – 30 triệu đồng.

Ngoài việc nộp phạt, doanh nghiệp vẫn phải thông báo bổ sung về việc thay đổi nội dung đăng ký đối với VPĐD cho cơ quan đăng ký kinh doanh để hoạt động đúng theo quy định pháp luật.

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492