Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai được quy định ra sao? Nếu biết cách tính tiền tạm ứng án phí sẽ giúp người khởi kiện biết được số tiền phải nộp. Từ đó cân nhắc để quyết định khởi kiện hay áp dụng biện pháp khác để giải quyết tranh chấp. Trong bài viết dưới đây, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích chi tiết về vấn đề này.

1. Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai là gì?

Hiện nay, pháp luật chưa có quy định định nghĩa về tạm ứng án phí. Tuy nhiên, với vụ án dân sự nói chung và khởi kiện tranh chấp đất đai nói riêng đều cần thực hiện nộp tạm ứng án phí. Đây chính là khoản tiền do Tòa án tạm tính để thu vào ngân sách Nhà nước đảm bảo chi phí liên quan khi giải quyết vụ án tại Tòa. Biên lai nộp tiền tạm ứng án phí là một trong số các căn cứ để Tòa án thụ lý vụ án.

Về nghĩa vụ nộp Tiền tạm ứng án phí:

Điều 146 Bộ luật Tố tụng dân sự quy định:

Nguyên đơn, bị đơn có yêu cầu phản tố đối với nguyên đơn và người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan có yêu cầu độc lập trong vụ án dân sự phải nộp tiền tạm ứng án phí sơ thẩm, người kháng cáo theo thủ tục phúc thẩm phải nộp tiền tạm ứng án phí phúc thẩm, trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

Như vậy, nghĩa vụ nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai thuộc về nguyên đơn.

Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai

2. Cách tính tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai

2.1. Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai với vụ án không có giá ngạch

– Vụ án không có giá ngạch: Là vụ án mà trong đó yêu cầu của đương sự không phải là một số tiền hoặc không thể xác định được giá trị bằng một số tiền cụ thể.

– Mức tạm ứng: 300.000 VNĐ

(Tham khảo thêm: Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

2.2. Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai với vụ án có giá ngạch

– Vụ án có giá ngạch: Là vụ án trong đó yêu cầu của đương sự là một số tiền hoặc là tài sản có thể xác định được bằng một số tiền cụ thể.

– Mức áp dụng:

TT

Giá trị tài sản có tranh chấp

Mức án phí

Tạm ứng án phí

I

Án phí dân sự sơ thẩm

1 Từ 06 triệu đồng trở xuống 300.000 đồng Bằng 50% mức án phí dân sự sơ thẩm có giá ngạch mà Tòa án dự tính theo giá trị tài sản có tranh chấp do đương sự yêu cầu giải quyết nhưng tối thiểu không thấp hơn 300.000 đồng
2 Từ trên 06 triệu đồng đến 400 triệu đồng 5% giá trị tài sản có tranh chấp
3 Từ trên 400 triệu đồng đến 800 triệu đồng 20 triệu đồng + 4% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt quá 400 triệu đồng
4 Từ trên 800 triệu đồng đến 02 tỷ đồng 36 triệu đồng + 3% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 800 triệu đồng
5 Từ trên 02 tỷ đến 04 tỷ đồng 72 triệu đồng + 2% của phần giá trị tài sản có tranh chấp vượt 02 tỷ đồng
6 Từ trên 04 tỷ đồng 112 triệu đồng + 0.1% của phần giá trị tài sản tranh chấp vượt 04 tỷ đồng
II

Án phí dân sự phúc thẩm

300.000 đồng 300.000 đồng

3. Thời hạn nộp tiền tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai

Sơ thẩm: 07 ngày làm việc, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án, nguyên đơn phải nộp:

  • Tin tạm ứng án phí
  • Biên lai thu tin tạm ứng án phí

Phúc thẩm: 10 ngày, kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án cấp sơ thẩm, người kháng cáo phi nộp cho Tòa án cấp Sơ thẩm:

  • Tiền tạm ứng án phí
  • Biên lai np tin tạm ứng án phí.

4. Tạm ứng án phí do ai tính?

Theo quy định tại Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015 thì:

– Người tính tạm ứng án phí: Thẩm phán.

Theo đó, Thẩm phán sẽ dự tính số tiền tạm ứng án phí, ghi vào giấy báo và giao cho người khởi kiện

– Thời gian thông báo: Sau khi nhận đơn khởi kiện và tài liệu, chứng cứ kèm theo, nếu xét thấy vụ án thuộc thẩm quyền giải quyết của Tòa án thì Thẩm phán phải thông báo ngay cho người khởi kiện biết về việc nộp tiền tạm ứng án phí.

5. Hậu quả pháp lý khi không nộp tạm ứng án phí

Căn cứ khoản 3 và khoản 4 Điều 195 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015, vụ án tranh chấp đất đai chỉ được Tòa án thụ lý khi người khởi kiện nộp biên lai thu tiền tạm ứng án phí.

Trừ trường hợp được miễn hoặc không phải nộp tiền tạm ứng án phí.

* Trường hợp không phải nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai:

  • Cơ quan, tổ chức, cá nhân khởi kiện vụ án dân sự hoặc kháng cáo bn ánquyết định chưa có hiu lực pháp luật của Tòa án để bảo vệ quyn, lợi ích công cộng, lợi ích nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai.
  • Viện kiểm sát kháng nghị bản án, quyết định của Tòa án theo thủ tục phúc thẩm;
  • Các trường hợp khác không phải nộp tiền tạm ứng án phí, án phí mà pháp luật có quy định.

* Trường hợp miễn nộp tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai:

Trẻ em; cá nhân thuộc hộ nghèo, cận nghèo; người cao tuổi; người khuyết tật; người có công với cách mạng; đồng bào dân tộc thiểu số ở các xã có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn; thân nhân liệt sĩ được cơ quan Nhà nước có thẩm quyền cấp Giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ.

Như vậy, đối với trường hợp không được miễn hoặc không thuộc trường hợp không phải nộp tiền tạm ứng án phí thì Thẩm phán chỉ thụ lý vụ án khi nhận được biên lai thu tiền tạm ứng án phí. Nói cách khác, người khởi kiện không nộp tạm ứng án phí thì Tòa án sẽ không thụ lý vụ án.

(Tham khảo thêm: Điều 11, 12 Nghị quyết 326/2016/UBTVQH14)

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

 

Bài viết liên quan

090.225.5492