Quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp 2024

Người dân có quyền được chuyển nhượng đất nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật. Tuy nhiên, nhiều người dân thắc mắc không biết quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp 2024 gồm những nội dung gì? Để nắm rõ quy định về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1.  Đất nông nghiệp có được chuyển nhượng không?

Căn cứ: Khoản 1 Điều 167 Luật Đất đai 2013 

Người sử dụng đất được thực hiện các quyền sau:

  • Chuyển đổi
  • Chuyển nhượng
  • Cho thuê, cho thuê lại
  • Thừa kế, tặng cho
  • Thế chấp, góp vốn quyền sử dụng đất

Như vậy, chuyển nhượng quyền sử dụng đất là một trong những quyền cơ bản của người sử dụng đất, trong đó có đất nông nghiệp.

Do vậy, người dân có quyền chuyển nhượng đất nông nghiệp khi đáp ứng các điều kiện theo quy định pháp luật.

2. Điều kiện chuyển nhượng đất nông nghiệp thế nào?

Căn cứ: Khoản 1 Điều 188 Luật Đất đai 2013 

Người sử dụng đất được chuyển nhượng quyền sử dụng đất khi đáp ứng được đầy đủ các điều kiện cụ thể như sau:

  • Có giấy chứng nhận.
  • Trong thời hạn sử dụng đất.
  • Đất không có tranh chấp.
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án.

Lưu ý: Riêng đối với các loại đất như đất trồng lúa, đất rừng phòng hộ, đất rừng đặc dụng:

Luật Đất đai hiện hành quy định không được chuyển nhượng quyền sử dụng đất trong các trường hợp sau:

– Hộ gia đình, cá nhân không trực tiếp sản xuất nông nghiệp không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất trồng lúa nếu:

+ Tất cả các thành viên của hộ gia đình thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì hộ gia đình đó không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

+ Cá nhân thuộc đối tượng được hưởng lương thường xuyên; đối tượng đã nghỉ hưu, nghỉ mất sức lao động, thôi việc được hưởng trợ cấp xã hội thì không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho đất trồng lúa.

– Hộ gia đình, cá nhân không được nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất ở, đất nông nghiệp trong khu vực rừng phòng hộ, trong phân khu bảo vệ nghiêm ngặt, phân khu phục hồi sinh thái thuộc rừng đặc dụng, nếu không sinh sống trong khu vực rừng phòng hộ, rừng đặc dụng đó.

3. Hạn mức nhận chuyển nhượng tối đa đối với đất nông nghiệp?

Căn cứ: Điều 44 Nghị định 43/2014/NĐ-CP

Hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối của mỗi hộ gia đình, cá nhân để sử dụng vào mục đích nông nghiệp được áp dụng đối với các hình thức nhận chuyển nhượng, nhận tặng cho quyền sử dụng đất, xử lý nợ theo thỏa thuận trong hợp đồng thế chấp quyền sử dụng đất, cụ thể như sau:

(1) Đất trồng cây hàng năm, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối:

  • Đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương thuộc khu vực Đông Nam Bộ  và khu vực ĐB sông Cửu Long: Không quá 30 héc ta
  • Đất đối với các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương còn lại: Không quá 20 héc ta

(2)  Đất trồng cây lâu năm:

  • Không quá 100 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

(3)  Đất rừng sản xuất là rừng trồng:

  • Không quá 150 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở đồng bằng;
  • Không quá 300 héc ta đối với các xã, phường, thị trấn ở trung du, miền núi.

(4) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp trên địa bàn nhiều tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:

Trong trường hợp này, tổng diện tích được nhận chuyển quyền trong hạn mức đối với mỗi loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) bằng hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất tại tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương có hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất cao nhất.

(5) Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất

Trường hợp hộ gia đình, cá nhân nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp bao gồm nhiều loại đất (đất trồng cây hàng năm, đất trồng cây lâu năm, đất rừng sản xuất là rừng trồng, đất nuôi trồng thủy sản và đất làm muối) thì hạn mức nhận chuyển quyền sử dụng đất nông nghiệp của hộ gia đình, cá nhân đó được xác định theo từng loại đất quy định tại các khoản (1), (2), (3) .

(6) Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2007

Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các khoản (1), (2), (3), (4) và (5) mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất trước ngày 01/7/2007 thì phần diện tích đất vượt hạn mức được tiếp tục sử dụng như đối với trường hợp đất nông nghiệp trong hạn mức nhận chuyển quyền.

(7) Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014

Hộ gia đình, cá nhân đã sử dụng đất nông nghiệp vượt hạn mức nhận chuyển quyền quy định tại các khoản (1), (2), (3), (4) và (5) mà đã đăng ký chuyển quyền sử dụng đất từ ngày 01/7/2007 đến trước ngày 01/7/2014 thì hộ gia đình, cá nhân được tiếp tục sử dụng đất và chỉ phải chuyển sang thuê đất của Nhà nước đối với phần diện tích vượt hạn mức nhận chuyển quyền.

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về chuyển nhượng đất nông nghiệp 2024. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492