Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất mới nhất 2024

Khi không thể tự mình thực hiện thủ tục chuyển nhượng đất, bạn có quyền lập hợp đồng ủy quyền cho người khác nhân danh mình thực hiện. Để có thể nắm rõ các quy định về vấn đề này và tham khảo mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất mới nhất 2024, mời các bạn theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất mới nhất 2024?

Dưới đây là Mẫu hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất mới nhất 2024 có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————–

GIẤY UỶ QUYỀN

Chúng tôi gồm:

  1. Ông ………………………… Sinh năm …………

Căn cước công dân số …………………… do Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội cấp ngày …/…/… 

Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………..

  1. Bà …………………………… Sinh năm …………

Căn cước công dân số …………………… do Cục Cảnh sát Quản lý Hành chính về trật tự xã hội cấp ngày …/…/… 

Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………..

Chúng tôi là bên mua, bên nhận chuyển nhượng nhà đất có địa chỉ tại:

…………………………………………………………………………………………………… theo:

1. Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất

– Số ……………..;

– Số vào sổ cấp GCN: ………………… do Sở Tài nguyên và Môi trường thành phố Hà Nội cấp ngày …/…/…….

2. Hợp đồng mua bán nhà ở và chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Số công chứng: ………;

– Quyển số: ………………… do Văn phòng Công chứng ………………… chứng nhận ngày …./…../………..

Nay bằng giấy này tôi uỷ quyền cho: Ông/Bà  …………………………

– Sinh năm …………

– Căn cước công dân số …………….. do Cục Cảnh sát quản lý hành chính về trật tự xã hội cấp ngày …/…/… 

– Nơi thường trú:……………………………………………………………………………………………………..

Được thay mặt, nhân danh chúng tôi tiến hành các công việc sau:

  • Liên hệ với các cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền để làm thủ tục đăng ký biến động đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất theo Giấy chứng nhận nêu trên;
  • Kê khai, nộp tiền sử dụng đất hàng năm đối với quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất nêu trên (nếu có);
  • Kê khai, nhận thông báo thuế và nộp các loại thuế, phí, lệ phí để được cấp Giấy chứng nhận quyền sở hữu nhà ở và quyền sử dụng đất ở theo các quy định của pháp luật;
  • Giải quyết các vấn đề phát sinh (nếu có) trong quá trình thực hiện thủ tục đăng ký biến động tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền;
  • Nhận bản chính Giấy chứng nhận theo kết quả giải quyết thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước có thẩm quyền và bàn giao lại cho tôi.

Trong phạm vi ủy quyền, Bên nhận ủy quyền được quyền quyết định mọi vấn đề có liên quan, lập, ký và nhận bản gốc các giấy tờ cần thiết, nộp các khoản thuế, phí, lệ phí và các chi phí phát sinh từ việc ủy quyền nêu trên.

Thời gian ủy quyền:

Kể từ khi ký Giấy ủy quyền cho Bên nhận ủy quyền đến khi thực hiện xong công việc ủy quyền nêu trên.

Chúng tôi cam đoan rằng trước khi lập Giấy uỷ quyền này, chưa uỷ quyền cho ai thực hiện các công việc uỷ quyền nêu trên.

Chúng tôi đã đọc lại nguyên văn Giấy uỷ quyền này, hiểu rõ nội dung và đồng ý ký tên, điểm chỉ dưới đây làm bằng chứng.     

2. Có bắt buộc phải công chứng hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất không?

Căn cứ: Bộ luật Dân sự 2015, Luật Đất đai 2013Luật Công chứng 2014

Không có điều khoản nào bắt buộc việc ủy quyền phải lập thành văn bản có công chứng. Tuy nhiên, để tránh xảy ra tranh chấp khi ủy quyền chuyển nhượng nhà đất thì các bên nên công chứng hợp đồng ủy quyền.

Theo Điều 42 Luật Công chứng 2014, công chứng viên chỉ được công chứng các hợp đồng, giao dịch về bất động sản trong phạm vi tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi tổ chức hành nghề công chứng đặt trụ sở trừ 03 trường hợp sau:

  • Di chúc.
  • Văn bản từ chối nhận di sản là bất động sản.
  • Văn bản ủy quyền liên quan đến việc thực hiện các quyền với bất động sản.

Theo đó, người dân được phép công chứng tại bất kỳ tổ chức công chứng nào. Trong đó, bao gồm cả tổ chức công chứng có trụ sở tại nơi không có nhà đất.

3. Có được đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền chuyển nhượng đất không?

Căn cứ: Điều 569 Bộ luật Dân sự 2015 

Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng ủy quyền được quy định như sau:

(1) Trường hợp không có thù lao:

Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào

Đồng thời, phải báo trước cho bên ủy quyền biết trong một khoảng thời gian hợp lý.

(2) Trường hợp có thù lao:

Bên được ủy quyền có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng bất cứ lúc nào

Đồng thời, phải trả thù lao cho bên được ủy quyền tương ứng với công việc mà bên được ủy quyền đã thực hiện và bồi thường thiệt hại

Lưu ý:

  • Bên ủy quyền phải báo bằng văn bản cho người thứ ba biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng
  • Nếu không báo thì hợp đồng với người thứ ba vẫn có hiệu lực, trừ trường hợp người thứ ba biết hoặc phải biết về việc hợp đồng ủy quyền đã bị chấm dứt

4. Nghĩa vụ của bên ủy quyền chuyển nhượng đất

Căn cứ: Điều 565 Bộ luật Dân sự 2015

Bên được ủy quyền có các nghĩa vụ dưới đây:

  • Thực hiện công việc theo ủy quyền và báo cho bên ủy quyền về việc thực hiện công việc đó.
  • Báo cho người thứ ba trong quan hệ thực hiện ủy quyền về thời hạn, phạm vi ủy quyền và việc sửa đổi, bổ sung phạm vi ủy quyền.
  • Bảo quản, giữ gìn tài liệu và phương tiện được giao để thực hiện việc ủy quyền.
  • Giữ bí mật thông tin mà mình biết được trong khi thực hiện việc ủy quyền.
  • Giao lại cho bên ủy quyền tài sản đã nhận và những lợi ích thu được trong khi thực hiện việc ủy quyền theo thỏa thuận hoặc theo quy định.
  • Bồi thường thiệt hại nếu vi phạm nghĩa vụ theo quy định.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu hợp đồng ủy quyền bán nhà ở mới nhất 2024? Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492