Hiện nay, việc đóng mã số thuế doanh nghiệp là một trong những thủ tụng đóng vai trò quan trọng trong mỗi doanh nghiệp trong trường hợp doanh nghiệp xin giải thể hay tạm dừng hoạt động. Vậy thủ tục chấm dứt mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể bao gồm những nội dung gì? Để nắm rõ quy định về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!
1) Mã số thuế là gì?
Căn cứ: Thông tư số 95/2021/TT-BTC của Bộ Tài chính
Mã số thuế là một dãy số, chữ cái hoặc những ký tự được cơ quan quản lý Thuế cấp cho cá nhân, công ty, doanh nghiệp có nghĩa vụ nộp thuế. Mã số thuế này giúp nhận biết, xác định từng người nộp thuế ở thời điểm hiện tại. Mã số thuế sẽ được ghi nhận và quản lý một cách thống nhất trên toàn quốc.
Mã số thuế doanh nghiệp là một dãy số gồm 10 chữ số được cơ quan Thuế cấp cho mỗi doanh nghiệp, đơn vị khi thành lập. Mỗi công ty chỉ có 01 mã số thuế, không được thay đổi trong suốt quá trình hoạt động và không được cấp lại cho bất kỳ công ty nào khác.
Mã số thuế doanh nghiệp được dùng để thực hiện nghĩa vụ về thuế, thủ tục hành chính với cơ quan Nhà nước và các giao dịch của công tư như giao kết hợp đồng với khách hàng, đối tác, hải quan, ngân hàng,…
2) Nguyên tắc đóng mã số thuế khi doanh nghiệp giải ?
Căn cứ: Khoản 3 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019
Việc đóng mã số thuế của doanh nghiệp phải tuân thủ các nguyên tắc cơ bản được quy định như sau:
- Mã số thuế của doanh nghiệp không được sử dụng trong các giao dịch kinh tế kể từ ngày cơ quan Thuế thông báo chấm dứt hiệu lực;
- Mã số thuế của doanh nghiệp khi đã chấm dứt hiệu lực không được sử dụng lại, trừ trường hợp khôi phục mã số thuế theo quy định tại Điều 40 Luật này;
- Khi doanh nghiệp chấm dứt hiệu lực của Mã số thuế thì đồng thời phải thực hiện chấm dứt hiệu lực đối với mã số thuế nộp thay;
- Doanh nghiệp là đơn vị chủ quản chấm dứt hiệu lực mã số thuế thì các đơn vị phụ thuộc phải bị chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
3) Thủ tục chấm dứt mã số thuế doanh nghiệp
Quy trình đóng MST của doanh nghiệp được thực hiện qua 5 bước sau:
Bước 1: Kiểm tra báo cáo đã nộp
Đơn vị tiến hành rà soát lại các Báo cáo của doanh nghiệp đã nộp.
Trong trường hợp còn thiếu báo cáo tính đến thời điểm đóng mã số thuế thì doanh nghiệp phải tiến hành nộp bổ sung.
Bước 2: Hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế
Căn cứ: Khoản 1 Điều 67 Luật Quản lý thuế 2019
Việc nộp thuế được thực hiện theo quy định như sau:
“Việc hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế trong trường hợp doanh nghiệp giải thể được thực hiện theo quy định của pháp luật về doanh nghiệp, pháp luật về các tổ chức tín dụng, pháp luật về kinh doanh bảo hiểm và các quy định khác có liên quan.”
Bước 3: Chuẩn bị hồ sơ đóng MST
Theo Thông tư 105/2020/TT-BTC hướng dẫn về việc đăng ký thuế của Bộ Tài chính quy định về hồ sơ đóng mã số thuế như sau:
(1) Đối với tổ chức kinh tế, tổ chức khác:
Đối với đơn vị chủ quản, hồ sơ đóng MST gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực MST theo Mẫu số 24/ĐK-TCT ban hành kèm theo tại Thông tư 105/2020/TT-BTC;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế/ Thông báo mã số thuế/ Công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế/ Thông báo MST;
- Bản sao Quyết định giải thể/Quyết định mở thủ tục phá sản/Quyết định chia/Hợp đồng hợp nhất/Hợp đồng sáp nhập/Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động của cơ quan có thẩm quyền/Thông báo chấm dứt hoạt động doanh nghiệp;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu.
Đối với đơn vị trực thuộc, hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo Mẫu 24/ĐK-TCT;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo mã số thuế hoặc công văn giải trình mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc Thông báo MST;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định chấm dứt hoạt động đơn vị trực thuộc hoặc Thông báo chấm dứt hoạt động của đơn vị chủ quản hoặc Quyết định thu hồi giấy chứng nhận đăng ký hoạt động đối với đơn vị trực thuộc của cơ quan có thẩm quyền;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế đối với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu
(2) Đối với nhà thầu, nhà đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí, nhà thầu nước ngoài, hồ sơ gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế Mẫu số 24/ĐK-TCT;
- Bản thanh lý hợp đồng/ Văn bản về việc chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp tham gia hợp đồng dầu khí đối với nhà thầu đầu tư tham gia hợp đồng dầu khí;
- Văn bản xác nhận hoàn thành nghĩa vụ thuế với hoạt động xuất nhập khẩu của Tổng cục Hải quan nếu tổ chức có hoạt động xuất nhập khẩu;
(3) Đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh, hồ sơ đóng MST gồm:
- Văn bản đề nghị chấm dứt hiệu lực mã số thuế Mẫu số 24/ĐK-TCT;
- Giấy chứng nhận đăng ký thuế hoặc thông báo MST/ Công văn giải trình về việc mất Giấy chứng nhận đăng ký thuế/ Thông báo MST;
- Bản sao không yêu cầu chứng thực Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký hộ kinh doanh đối với hộ gia đình, nhóm cá nhân, cá nhân kinh doanh (nếu có).
Bước 4: Nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt mã số thuế doanh nghiệp
Doanh nghiệp nộp hồ sơ đề nghị chấm dứt mã số thuế doanh nghiệp cho cơ quan Thuế bao gồm:
- Công văn xác nhận không nợ thuế
- Tất toán tài khoản ngân hàng và đảm bảo không có giao dịch tài chính chưa giải quyết
- Thông tin về việc giải thể, bảng lương, bảng cân đối kế toán, các giấy tờ khác,…
- Các báo cáo liên quan như báo cáo thuế/quý, hồ sơ quyết toán thuế, đối chiếu nợ thuế, tờ khai lệ phí môn bài/thuế GTGT quý,…
Bước 5: Cơ quan Thuế tiếp nhận và xử lý hồ sơ đóng MST
Sau khi nộp hồ sơ tại cơ quan Thuế quản lý trực tiếp đơn vị, cơ quan Thuế sẽ thông báo cho doanh nghiệp về việc ngừng hoạt động và thực hiện các thủ tục chấm dứt mã số thuế.
Đồng thời, doanh nghiệp cần thực hiện các công việc sau:
- Trong thời hạn 02 ngày làm việc, kể từ ngày cơ quan Thuế nhận hồ sơ chấm dứt hiệu lực MST, cơ quan thuế phải thực hiện việc Thông báo cho công ty ngừng hoạt động và đang làm thủ tục chấm dứt hiệu lực MST theo Mẫu số 17/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC. Đồng thời, chuyển trạng thái của doanh nghiệp và các đơn vị trực thuộc về trạng thái “Người nộp thuế ngừng hoạt động nhưng chưa hoàn thành thủ tục chấm dứt hiệu lực mã số thuế” trên Hệ thống ứng dụng đăng ký thuế;
- Trong thời hạn 03 ngày làm việc, kể từ ngày doanh nghiệp đã hoàn thành nghĩa vụ nộp thuế với cơ quan thuế và cơ quan hải quan hoặc cơ quan Thuế hoàn thành việc chuyển toàn bộ nghĩa vụ thuế của đơn vị trực thuộc sang đơn vị chủ quản theo quy định. Cơ quan thuế phải ban hành Thông báo công ty chấm dứt hiệu lực mã số thuế theo Mẫu số 18/TB-ĐKT ban hành kèm theo Thông tư 105/2020/TT-BTC và gửi cho công ty.
Trên đây là nội dung tư vấn về Hướng dẫn thủ tục chấm dứt mã số thuế khi doanh nghiệp giải thể. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Thủ tục thành lập Công ty năm 2024
- Thủ tục khôi phục mã số thuế doanh nghiệp năm 2024
- Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên
- Chuyển đổi Công ty Cổ phần
- Thay đổi đăng ký hoạt động Văn phòng đại diện Công ty cổ phần
- Mẫu nghị quyết Hội đồng thành viên công ty TNHH 2 thành viên