- Vị thế của Luật sư trong vụ án Hình sự
– Góp phần bảo vệ công lý, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp cho người bị tố giác, bị can, bị cáo;
– Tham gia góp phần giải quyết vụ án một cách khách quan, đúng quy định pháp luật, tránh làm oan sai người vô tội, tránh bỏ lọt tội phạm;
– Giúp bị can, bị cáo đảm bảo quyền bình đẳng tại phiên tòa.
- Công việc của Luật sư tại các giai đoạn tố tụng
2.1. Giai đoạn giải quyết tin tố giác tội phạm
Luật sư có thể tham gia vào vụ án hình sự ngay từ khi cơ quan điều tra tiến hành các bước điều tra ban đầu khi nhận được thông tin tố giác tội phạm. Chức năng này rất quan trọng, góp phần làm cho vụ án được công bằng, minh bạch ngay từ đầu tránh làm oai sai người vô tội hoặc bỏ lọt tội phạm
– Tham gia cùng người bị tố giác, người bị hại tại các buổi làm việc do Cơ quan điều tra tiến hành;
– Thu thập chứng cứ, đưa ra chứng cứ, tài liệu nhằm phục vụ quá trình giải quyết vụ án;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng khi phát hiện có sai phạm;
– Giúp người bị tố giác hoặc bên bị hại bảo vệ được tối đa quyền, lợi ích hợp pháp.
2.2. Giai đoạn điều tra, truy tố, xét xử
– Gặp, hỏi người bị buộc tội;
– Có mặt khi lấy lời khai của người bị bắt, bị tạm giữ, khi hỏi cung bị can;
– Có mặt trong hoạt động đối chất, nhận dạng, nhận biết giọng nói và hoạt động điều tra khác;
– Xem biên bản về hoạt động tố tụng có sự tham gia của Luật sư, quyết định tố tụng liên quan đến người mà Luật sư bào chữa;
– Đề nghị thay đổi người có thẩm quyền tiến hành tố tụng, người giám định, người định giá tài sản, người phiên dịch, người dịch thuật;
– Đề nghị thay đổi, hủy bỏ biện pháp ngăn chặn, biện pháp cưỡng chế;
– Đề nghị tiến hành hoạt động tố tụng theo quy định;
– Đề nghị triệu tập người làm chứng, người tham gia tố tụng khác, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Thu thập, đưa ra chứng cứ, tài liệu, đồ vật, yêu cầu;
– Kiểm tra, đánh giá và trình bày ý kiến về chứng cứ, tài liệu, đồ vật liên quan và yêu cầu người có thẩm quyền tiến hành tố tụng kiểm tra, đánh giá;
– Đề nghị cơ quan có thẩm quyền tiến hành tố tụng thu thập chứng cứ, giám định bổ sung, giám định lại, định giá lại tài sản;
– Đọc, ghi chép và sao chụp những tài liệu trong hồ sơ vụ án liên quan đến việc bào chữa từ khi kết thúc điều tra;
– Tham gia hỏi, tranh luận tại phiên tòa;
– Khiếu nại quyết định, hành vi tố tụng của cơ quan, người có thẩm quyền tiến hành tố tụng;
– Sử dụng mọi biện pháp do pháp luật quy định để làm sáng tỏ những tình tiết xác định người bị buộc tội vô tội, những tình tiết giảm nhẹ trách nhiệm hình sự của bị can, bị cáo;
– Giúp người bị buộc tội về mặt pháp lý nhằm bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của họ;