Gian lận trong Kinh doanh Bảo hiểm có bị khởi tố?

Thời gian vừa qua, trên các diễn đàn bảo hiểm và các mạng xã hội đồng loạt phản ánh thực trạng gian lận trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm hiện nay. Vậy về mặt pháp lý việc gian lận này sẽ phải chịu trách nhiệm như thế nào. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có bị khởi tố?

1. Gian lận trong kinh doanh bảo hiểm có thể bị khởi tố hình sự. Cụ thể, nếu người thực hiện hành vi thỏa mãn các điều kiện sau:

– Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật

– Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra

– Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm

– Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp luật có quy định khác

Chiếm đoạt tiền bảo hiểm hoặc gây thiệt hại. Cụ thể:

  • Đối với cá nhân: Chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20 triệu trở lên hoặc gây thiệt hại từ 50 triệu đồng trở lên
  • Đối với pháp nhân: Chiếm đoạt số tiền bảo hiểm từ 200 triệu trở lên hoặc gây thiệt hại từ 400 triệu đồng trở lên

2. Các hình phạt đối với tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm

Phạt tiền từ 30 triệu đồng đến 100 triệu đồng. Hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm (Khoản 1 Điều 213)

– Phạt tiền từ 100 triệu đồng đến 300 triệu đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 03 năm (Khoản 2 Điều 213)

– Phạt tù từ 03 năm đến 07 năm (Khoản 3 Điều 213)

– Phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm (Khoản 4 Điều 213)

– Đối với pháp nhân (Khoản 5 Điều 213):

  • Phạt tiền từ 200 triệu đồng đến 1 tỷ đồng
  • Phạt tiền từ 1 tỷ đồng đến 3 tỷ đồng
  • Phạt tiền từ 3 tỷ đồng đến 7 tỷ đồng
  • Có thể bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định hoặc cấm huy động vốn từ 01 năm đến 03 năm

(Căn cứ Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017)

3. Chế tài xử lý vi phạm hành chính

Chế tài xử lý vi phạm hành chính được cụ thể hóa trong Nghị định số 98/2013/NĐ-CP. Cụ thể, 03 hình thức xử phạt vi phạm hành chính:

– Cảnh cáo

– Phạt tiền từ 90 triệu đồng đến 100 triệu đồng

– Đình chỉ hoạt động cung cấp dịch vụ phụ trợ bảo hiểm có thời hạn áp dụng đối với chủ thể có chức năng này, cụ thể đối với các hành vi sau:

  • Thông đồng với người thụ hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết bồi thường bảo hiểm, trả tiền bảo hiểm trái pháp luật
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, trả tiền bảo hiểm khi sự kiện bảo hiểm đã xảy ra
  • Giả mạo tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, trả tiền bảo hiểm
  • Tự gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm. Khoản tiền đã chiếm đoạt dưới 20 triệu đồng. Hoặc mức độ gây thiệt hại về tài sản cho doanh nghiệp bảo hiểm dưới 50 triệu đồng. Nếu vượt qua mức ngưỡng này thì sẽ thuộc phạm vi điều chỉnh của chế tài hình sự

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ  1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

– Thời hiệu yêu cầu khởi tố tội Hiếp dâm

– Trách nhiệm của chủ nhà nghỉ khi khách thuê phòng để sử dụng ma túy?

Bài viết liên quan

090.225.5492