Điều kiện mua nhà ở xã hội mới nhất 2024

Giá bán của nhà ở xã hội luôn nằm ở mức thấp hơn rất nhiều so với các dạng nhà ở khác nên được đông đảo khách hàng quan tâm đến. Vậy điều kiện mua nhà ở xã hội mới nhất 2024 là gì? Mời các bạn theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Ưu – nhược điểm khi mua nhà ở xã hội

Trước khi quyết định mua nhà ở xã hội không, bạn đọc có thể tham khảo về ưu và nhược điểm của loại nhà ở này để có lựa chọn phù hợp với bản thân, cụ thể:

– Ưu điểm:

Nhà ở xã hội là chính sách hỗ trợ cho các đối tượng đặc biệt, có các ưu điểm sau đây:

  • Thường có giá bán thấp hơn các loại nhà ở khác.
  • Những đối tượng được phép mua loại nhà giá rẻ này còn được vay vốn ngân hàng theo hình thức trả góp đến 80% giá trị ngôi nhà.
  • Mức lãi suất dành cho người mua nhà ở xã hội hiện nay chỉ 5%, rẻ hơn rất nhiều khi mua nhà ở thương mại.

Do đó, nhà ở xã hội là dựa lựa chọn phù hợp đối với những người dân có thu nhập thấp để được sở hữu nhà có chất lượng và dịch vụ tương đối tốt.

– Nhược điểm:

  • Chỉ những đối tượng đáp ứng đầy đủ các điều kiện cần và đủ theo quy định pháp luật mới được mua.
  • Các đối tượng mua loại nhà này chỉ được hưởng chính sách ưu đãi 01 lần
  • Diện tích các căn nhà ở xã hội được giới hạn tương đối nhỏ, chỉ trong khoảng từ 30 – 70m2.
  • Trong 5 năm đầu tiên không được bán nhà ở xã hội, trường hợp có nhu cầu bán trong khoảng thời gian này thì phải bán cho chủ đầu tư, Nhà nước hoặc các đối tượng khác thuộc diện được mua nhà ở xã hội.
  • Không đáp ứng đầy đủ tiện ích, dịch vụ sinh hoạt như các chung cư thông thường.

2. Những đối tượng được mua nhà ở xã hội

Căn cứ: Điều 49 Luật Nhà ở số 65/2014/QH13

Có 10 đối tượng được mua nhà ở xã hội nếu đáp ứng các điều kiện theo quy định, cụ thể gồm có:

(1) Người có công với cách mạng theo quy định pháp luật về ưu đãi đối với người có công với cách mạng.

(2) Hộ gia đình nghèo, cần nghèo ở khu vực nông thôn.

(3) Hộ gia đình ở khu vực nông thôn thuộc vùng thường xuyên bị ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, thiên tai.

(4) Người có thu nhập thấp, hộ nghèo và cận nghèo ở khu vực đô thị.

(5) Người lao động hiện đang làm việc ở các doanh nghiệp trong/ngoài khu công nghiệp.

(6) Sĩ quan, hạ sĩ quan nghiệp vụ, hạ sĩ quan chuyên môn kỹ thuật và quân nhân chuyên nghiệp, công nhân trong cơ quan, đơn vị trong quân đội và công an nhân dân.

(7) Cán bộ và công, viên chức.

(8) Các đối tượng đã trả lại nhà ở công vụ theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13 và chưa có nhà ở tại nơi sinh sống sau khi trả lại nhà công vụ.

(9) Học sinh, sinh viên tại các học viện, trường đại học, cao đẳng, dạy nghề; học sinh tại các trường dân tộc nội trú công lập, được sử dụng nhà ở trong thời gian học tập.

(10) Hộ gia đình, cá nhân thuộc diện bị thu hồi đất, phải giải toả, phá dỡ nhà theo quy định mà chưa được Nhà nước bồi thường nhà, đất ở.

Ngoài ra, Luật Nhà ở số 27/2023/QH15 được áp dụng từ 1/1/2025 có bổ sung thêm các đối tượng mua nhà ở xã hội là:

  • Doanh nghiệp, hợp tác xã và liên hiệp hợp tác xã ở trong khu công nghiệp;
  • Thân nhân liệt sĩ
  • Công chức, viên chức quốc phòng đang phục vụ tại ngũ, người làm công tác cơ yếu, công tác khác trong tổ chức cơ yếu hưởng lương từ ngân sách nhà nước
  • Học sinh các trường chuyên biệt

2. Điều kiện mua nhà ở xã hội 

Theo Luật Nhà ở số 65/2014/QH13, các đối tượng thuộc số thứ tự 1, 4, 5, 6, 7, 8, 10 nêu trên phải đáp ứng các điều kiện sau để được mua nhà ở xã hội, cụ thể:

– Điều kiện về nhà ở: 

Phải thuộc 1 trong 2 trường hợp dưới đây:

  • Các đối tượng chưa có nhà ở thuộc sở hữu của mình, chưa được mua, thuê hoặc thuê mua nhà ở xã hội, chưa được hưởng các chính sách hỗ trợ về nhà, đất ở dưới mọi hình thức tại nơi đang sinh sống và học tập;
  • Có nhà ở thuộc sở hữu của mình nhưng diện tích bình quân đầu người thấp hơn diện tích bình quân tối thiểu được Chính phủ quy định cho mỗi thời kỳ và mỗi khu vực (trường hợp có nhà ở thuộc sở hữu của mình thì diện tích nhà ở bình quân là dưới 10m2/người).

– Điều kiện về cư trú: 

Các đối tượng phải có đăng ký thường trú tại tỉnh/thành phố trực thuộc trung ương nơi có nhà ở xã hội;

Nếu không có đăng ký thường trú thì phải đăng ký tạm trú từ 1 năm trở lên tại tỉnh/thành phố nơi có nhà ở xã hội, trừ đối tượng số thứ tự 9 trong bảng đối tượng nêu tại mục 1.

– Điều kiện về thu nhập: 

Đối với các đối tượng thuộc số thứ tự 4, 5, 6, 7 trong bảng đối tượng nêu tại mục 1 thì phải thuộc diện không cần phải nộp thuế thu nhập thường xuyên theo quy định về thuế thu nhập cá nhân, hay nói cách khác thì đối tượng phải là người có thu nhập hàng tháng từ 11 triệu đồng trở xuống (tức là 132 triệu đồng/năm) nếu không có người phụ thuộc.

Nếu là hộ nghèo, hộ cần nghèo thì đối tượng phải thuộc diện nghèo và cận do Thủ tướng Chính phủ quy định.

Riêng đối với các đối tượng thuộc số thứ tự 1, 8, 9, 10 trong bảng đối tượng nêu tại mục 1 thì không yêu cầu đáp ứng điều kiện về thu nhập nêu trên.

Tuy nhiên, kể từ ngày 1/1/2025 Luật Nhà ở 2023 có hiệu lực thi hành chỉ quy định điều kiện về nhà ở và điều kiện về thu nhập, không quy định điều kiện về cư trú.

Đồng thời, điều kiện về thu nhập cũng không nêu rõ cụ thể là bao nhiêu mà tổng quát là theo điều kiện về thu nhập theo quy định của Chính phủ hoặc là hộ nghèo, hộ cận nghèo nếu thuộc đối tượng được hưởng.

Trên đây là nội dung tư vấn về Điều kiện mua nhà ở xã hội mới nhất 2024. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492