Chỉ khởi tố nếu có yêu cầu của bị hại

Bộ luật Tố tụng Hình sự có quy định về một số tội danh chỉ được khởi tố nếu có yêu cầu của bị hại. Tức là nếu người thực hiện hành vi phạm tội không bị yêu cầu khởi tố từ phía bị hại thì các cơ quan chức năng sẽ không tiến hành khởi tố. Cụ thể, 09 tội danh chỉ khởi tố nếu có yêu cầu của bị hại như sau:

Các trường hợp chỉ khởi tố theo yêu cầu của bị hại

  1. Khoản 1 Điều 134 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)
  2. Khoản 1 Điều 135 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác trong trạng thái tinh thần bị kích động mạnh)
  3. Khoản 1 Điều 136 (Tội cố ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng hoặc do vượt quá mức cần thiết khi bắt giữ người phạm tội)
  4. Khoản 1 Điều 138 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác)
  5. Khoản 1 Điều 139 (Tội vô ý gây thương tích hoặc gây tổn hại cho sức khỏe của người khác do vi phạm quy tắc nghề nghiệp hoặc quy tắc hành chính)
  6. Khoản 1 Điều 141 (Tội Hiếp Dâm)
  7. Khoản 1 Điều 143 (Tội Cưỡng Dâm)
  8. Khoản 1 Điều 155 (Tội làm nhục người khác)
  9. Khoản 1 Điều 156 (Tội Vu Khống)

(Căn cứ Điều 155 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Hậu quả pháp lý của việc rút đơn yêu cầu khởi tố gồm:

  1. Trường hợp người đã yêu cầu khởi tố rút yêu cầu thì vụ án phải được đình chỉ
  2. Nếu bị ép buộc, cưỡng bức thì cơ quan tố tụng vẫn tiến hành tố tụng đối với vụ án
  3. Khi đã rút yêu cầu khởi tố thì không có quyền yêu cầu lại. (Trừ trường hợp nêu tại mục 2)

(Tham khảo khoản 2, 3 Bộ luật Tố tụng Hình sự 2015)

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ qua số 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Trách nhiệm của chủ nhà nghỉ khi khách thuê phòng để sử dụng ma túy?

Bài viết liên quan

090.225.5492