Quy định về sao chụp tài liệu vụ án dân sự

Trong quá trình giải quyết vụ án dân sự, đương sự có quyền yêu cầu cơ quan có thẩm quyền xin sao chụp tài liệu vụ án dân sự để phục vụ cho việc bảo vệ quyền lợi hợp pháp của mình. Để nắm rõ quy định pháp luật về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

 1. Quy định về quyền xin sao chụp tài liệu vụ án dân sự của đương sự

Căn cứ: Khoản 8 Điều 70 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Khi tham gia tố tụng, đương sự có quyền, nghĩa vụ: “Được biết, ghi chép, sao chụp tài liệu, chứng cứ do đương sự khác xuất trình hoặc do Tòa án thu thập”

Tuy nhiên, đương sự không có quyền được thu thập các loại tài liệu, chứng cứ sau:

  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nhà nước
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến thuần phong mỹ tục của dân tộc
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật nghề nghiệp
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật kinh doanh
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật cá nhân
  • Tài liệu, chứng cứ có liên quan đến bí mật gia đình theo yêu cầu chính đáng của đương sự

2. Quy định về thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ vụ án dân sự

Căn cứ: Khoản 1, khoản 2 Điều 97 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015

Thẩm quyền thu thập tài liệu, chứng cứ vụ án dân sự sẽ thuộc về:

(1) Cơ quan, tổ chức, cá nhân

Cơ quan, tổ chức, cá nhân có quyền tự mình thu thập tài liệu, chứng cứ bằng những biện pháp sau đây:

  • Thu thập tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được; thông điệp dữ liệu điện tử;
  • Thu thập vật chứng;
  • Xác định người làm chứng và lấy xác nhận của người làm chứng;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cho sao chép hoặc cung cấp những tài liệu có liên quan đến việc giải quyết vụ việc mà cơ quan, tổ chức, cá nhân đó đang lưu giữ, quản lý;
  • Yêu cầu Ủy ban nhân dân cấp xã chứng thực chữ ký của người làm chứng;
  • Yêu cầu Tòa án thu thập tài liệu, chứng cứ nếu đương sự không thể thu thập tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu Tòa án ra quyết định trưng cầu giám định, định giá tài sản;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện công việc khác theo quy định của pháp luật.

(2) Tòa án

Tòa án có thể tiến hành các biện pháp sau để thu thập tài liệu, chứng cứ:

  • Lấy lời khai của đương sự, người làm chứng;
  • Đối chất giữa các đương sự với nhau, giữa đương sự với người làm chứng;
  • Trưng cầu giám định;
  • Định giá tài sản;
  • Xem xét, thẩm định tại chỗ;
  • Ủy thác thu thập, xác minh tài liệu, chứng cứ;
  • Yêu cầu cơ quan, tổ chức, cá nhân cung cấp tài liệu đọc được, nghe được, nhìn được hoặc hiện vật khác liên quan đến việc giải quyết vụ việc dân sự;
  • Xác minh sự có mặt hoặc vắng mặt của đương sự tại nơi cư trú;
  • Các biện pháp khác theo quy định.

3. Quy định về việc xác nhận chứng cứ

Căn cứ: Điều 95 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015

 

Việc xác định chứng cứ được quy định như sau:

  • Tài liệu đọc được nội dung được coi là chứng cứ nếu là bản chính hoặc bản sao có công chứng, chứng thực hợp pháp hoặc do cơ quan, tổ chức có thẩm quyền cung cấp, xác nhận.
  • Tài liệu nghe được, nhìn được được coi là chứng cứ nếu được xuất trình kèm theo văn bản trình bày của người có tài liệu đó về xuất xứ của tài liệu nếu họ tự thu âm, thu hình hoặc văn bản có xác nhận của người đã cung cấp cho người xuất trình về xuất xứ của tài liệu đó hoặc văn bản về sự việc liên quan tới việc thu âm, thu hình đó.
  • Thông điệp dữ liệu điện tử được thể hiện dưới hình thức trao đổi dữ liệu điện tử, chứng từ điện tử, thư điện tử, điện tín, điện báo, fax và các hình thức tương tự khác theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử.

  • Vật chứng là chứng cứ phải là hiện vật gốc liên quan đến vụ việc.
  • Lời khai của đương sự, lời khai của người làm chứng được coi là chứng cứ nếu được ghi bằng văn bản, băng ghi âm, đĩa ghi âm, băng ghi hình, đĩa ghi hình, thiết bị khác chứa âm thanh, hình ảnh theo quy định tại khoản 2 Điều này hoặc khai bằng lời tại phiên tòa.
  • Kết luận giám định được coi là chứng cứ nếu việc giám định đó được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Biên bản ghi kết quả thẩm định tại chỗ được coi là chứng cứ nếu việc thẩm định được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Kết quả định giá tài sản, kết quả thẩm định giá tài sản được coi là chứng cứ nếu việc định giá, thẩm định giá được tiến hành theo đúng thủ tục do pháp luật quy định.
  • Văn bản ghi nhận sự kiện, hành vi pháp lý do người có chức năng lập tại chỗ.
  • Văn bản công chứng, chứng thực được thực hiện theo đúng thủ tục pháp luật quy định.
  • Các nguồn khác mà pháp luật có quy định được xác định là chứng cứ. 

Như vậy, việc xác định chứng cứ trong tố tụng dân sự sẽ được thực hiện theo quy định nêu trên.

Trên đây là nội dung tư vấn về Quy định về sao chụp tài liệu vụ án dân sự. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492