Ủy quyền ly hôn cho người khác

Hiện nay, có nhiều cặp vợ chồng bất đồng ý kiến, bất hòa đến mức không thể hàn gắn được. Họ chọn cách ly hôn để giải thoát cho chính mình. Vậy có được ủy quyền ly hôn cho người khác không? Công ty Luật TNHH Kỳ Vọng Việt sẽ giúp các bạn trả lời câu hỏi này

ủy quyền ly hôn

1. Quy định pháp luật

Theo Điều 55 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014:

Trường hợp vợ chồng cùng yêu cầu ly hôn, nếu xét thấy hai bên thật sự tự nguyện ly hôn và đã thỏa thuận về:

– Việc chia tài sản,

– việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con bảo đảm quyền lợi chính đáng của con

thì tòa án công nhận thuận tình ly hôn.

Điều 397 Bộ luật Tố tụng Dân sự 2015 quy định:Thẩm phán phải tiến hành:

  • Hòa giải để vợ chồng đoàn tụ;
  • Giải thích về quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng; giữa cha, mẹ và con; giữa các thành viên khác trong gia đình,
  • Giải thích về trách nhiệm cấp dưỡng và các vấn đề khác liên quan đến hôn nhân và gia đình.

Ngoài ra, theo Điều 39 Bộ luật Dân sự: “Yêu cầu được ly hôn là một trong các quyền nhân thân nên không thể uỷ quyền.”

Khoản 4 Điều 85 Bộ luật Tố tụng Dân sự cũng quy định: “Đối với việc ly hôn, đương sự không được ủy quyền cho người khác thay mặt mình tham gia tố tụng.”

2. Nhân định Luật sư

Như vậy, hòa giải là thủ tục bắt buộc khi thẩm phán thụ lý giải quyết án ly hôn. Qúa trình hòa giải phải có mặt hai vợ chồng.

  • Trường hợp sau khi hòa giải, vợ, chồng đoàn tụ thì thẩm phán ra quyết định đình chỉ giải quyết yêu cầu của bạn.
  • Trường hợp hòa giải đoàn tụ không thành thì thẩm phán ra quyết định công nhận thuận tình ly hôn và sự thỏa thuận của các đương sự.

Dù vợ và chồng thuận tình, thì quá trình giải quyết yêu cầu ly hôn hai vợ chồng phải cùng có mặt tại tòa án để tham gia phiên hòa giải mà không được ủy quyền cho người khác.

– Xem thêm Phân chia tài sản và quyền nuôi con khi ly hôn

Bài viết liên quan

090.225.5492