Trục lợi bảo hiểm y tế có bị truy cứu trách nhiệm hình sự?

Hiện nay tình trạng trục lợi bảo hiểm y tế vẫn diễn ra rất phổ biến. Điều này làm cho quỹ bảo hiểm y tế bị bội chi liên tục và kéo dài nhiều năm nay. Lợi dụng kẻ hở, nhiều đối tượng ra sức trụ lợi bảo hiểm y tế, chiếm đoạt số tiền lớn từ người tham gia bảo hiểm y tế cho đến cơ sở y tế. Vậy, việc trục lợi bảo hiểm y tế sẽ bị xử phạt như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

trục lợi, gian lận Bảo hiểm y tế

1. Truy cứu trách nhiệm hình sự

– Trục lợi BHYT có thể bị khởi tố hình sự nếu thực hiện một trong các hành vi sau đây:
  • Lập hồ sơ bệnh án khống
  • Kê đơn thuốc khống hoặc kê tăng số lượng hoặc thêm loại thuốc, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác mà thực tế người bệnh không sử dụng
  • Giả mạo hồ sơ, thẻ bảo hiểm y tế hoặc sử dụng thẻ bảo hiểm y tế được cấp khống, thẻ bảo hiểm y tế giả, thẻ đã bị thu hồi, thẻ bị sửa chữa, thẻ bảo hiểm y tế của người khác trong khám chữa bệnh hưởng chế độ bảo hiểm y tế trái quy định
– Tất cả các hành vi này nhằm mục đích chiếm đoạt tiền BHYT hoặc gây thiệt hại BHYT sẽ bị phạt như sau:
  1. Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 10.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 20.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng thì bị phạt tiền từ 20.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, phạt cải tạo không giam giữ đến 02 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 02 năm
  2. Phạt tiền từ 100.000.000 đồng đến 200.000.000 đồng hoặc phạt tù từ 01 năm đến 05 năm nếu:
  • Có tổ chức
  • Có tính chất chuyên nghiệp
  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế từ 100.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  • Gây thiệt hại từ 200.000.000 đồng đến dưới 500.000.000 đồng
  • Dùng thủ đoạn tinh vi, xảo quyệt
  • Tái phạm nguy hiểm

     c. Phạm tội thuộc một trong các trường hợp sau đây, thì bị phạt tù từ 05 năm đến 10 năm:

  • Chiếm đoạt tiền bảo hiểm y tế 500.000.000 đồng trở lên
  • Gây thiệt hại 500.000.000 đồng trở lên

d. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm

2. Xử phạt vi phạm hành chính

Hành vi trục lợi bảo hiểm y tế diễn ra dưới nhiều hình thức khác nhau. Do đó, Nghị định 117/2020/NĐ-CP dành một mục 5 Chương II để quy định về các hành vi trục lợi dẫn đến bị xử phạt hành chính như sau:

  • Vi phạm quy định về đóng bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về đưa người không thuộc trách nhiệm quản lý của tổ chức vào danh sách tham gia bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về xác nhận không đúng mức đóng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về lập, chuyển danh sách cấp thẻ bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về sử dụng thẻ bảo hiểm y tế trong khám bệnh, chữa bệnh
  • Vi phạm quy định về lập hồ sơ bệnh án, kê đơn thuốc bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về quản lý thuốc, hóa chất, vật tư y tế, dịch vụ kỹ thuật, chi phí giường bệnh và các chi phí khác trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về phạm vi quyền lợi được hưởng của đối tượng tham gia bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về thanh toán chi phí khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về hợp đồng khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định về xác định quyền lợi trong khám bệnh, chữa bệnh bảo hiểm y tế không đúng với thông tin trên thẻ bảo hiểm y tế
  • Vi phạm quy định khác về bảo hiểm y tế
Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ  1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

– Gian lận trong Kinh doanh Bảo hiểm có bị khởi tố?

– Cách xác định tính loạn luân trong tội hiếp dâm

Bài viết liên quan

090.225.5492