TRỤC LỢI BẢO HIỂM XÃ HỘI

Bản chất của hành vi trục lợi bảo hiểm được hiểu là hành vi cố ý lừa dối, gian lận để được đóng bảo hiểm, đối với hành vi này, theo quy định pháp luật, chủ thể có hành vi vi phạm sẽ bị xử phạt hành chính, hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể theo quy định sau:

Trục lợi bảo hiểm xã hội sẽ bị xử lý như thế nào

Xử phạt hành chính hành vi trục lợi bảo hiểm xã hội:

Khoản 3 Điều 14 Nghị định 98/2013/NĐ-CP được sửa đổi, bổ sung bởi Nghị định 48/2018/NĐ-CP quy định như sau: Điều 14. Xử phạt vi phạm quy định về bồi thường bảo hiểm, đóng bảo hiểm:

  • Phạt tiền từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng đối với một trong các hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm mà số tiền chiếm đoạt dưới 20.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại dưới 50.000.000 đồng hoặc không đến mức truy cứu trách nhiệm hình sự, cụ thể như sau:
    • Thông đồng với người hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm bất hợp pháp;
    • Làm giả tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, thanh toán bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm;
    • Làm giả tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, thanh toán bảo hiểm;
    • Gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Như vậy, đối với hành vi lợi dụng bảo hiểm, còn được gọi là hành vi gian lận trong kinh doanh bảo hiểm, mà số tiền trục lợi dưới 20 triệu đồng, sẽ bị xử phạt vi phạm hành chính với mức phạt từ 90.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng.

Xử lý hình sự:

Điều 213 Bộ luật Hình sự 2015 được sửa đổi bởi Luật Hình sự sửa đổi, bổ sung 2017 quy định về tội gian lận trong kinh doanh bảo hiểm như sau:

Người nào thực hiện một trong các hành vi chiếm đoạt tiền bảo hiểm từ 20.000.000 đồng đến dưới 100.000.000 đồng hoặc gây thiệt hại từ 50.000.000 đồng đến dưới 200.000.000 đồng, nếu không thuộc trường hợp quy định tại các Điều 174, 353 và 355 của Bộ luật này thì bị phạt tiền từ 30.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không giam giữ đến 03 năm:

  • Thông đồng với người hưởng quyền lợi bảo hiểm để giải quyết yêu cầu bảo hiểm, thanh toán bảo hiểm bất hợp pháp;
  • Làm giả tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin để từ chối bồi thường, thanh toán bảo hiểm khi xảy ra sự kiện được bảo hiểm;
  • Làm giả tài liệu, cố ý làm sai lệch thông tin trong hồ sơ yêu cầu bồi thường, thanh toán bảo hiểm;
  • Gây thiệt hại về tài sản, sức khỏe của mình để hưởng quyền lợi bảo hiểm, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng, cấm giữ chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Như vậy, khi thu lợi bất chính trên 20 triệu đồng, đủ yếu tố cấu thành tội lừa đảo trong kinh doanh bảo hiểm, người phạm tội sẽ bị phạt cải tạo không giam giữ đến mức hình phạt cao nhất là 07 năm tù.

Những thông tin mà Công ty Luật TNHH Kỳ Vọng Việt đã cung cấp ở trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Tư vấn pháp luật

Bài viết liên quan

090.225.5492