Thủ tục đăng ký kinh doanh quán ăn, nhà hàng năm 2024

Hiện nay, nhu cầu kinh doanh nhà hàng, quán ăn tại Việt Nam ngày càng lớn. Tuy nhiên, không phải nhà hàng, quán ăn nào cũng được mở ra tuân thủ theo đúng quy định của pháp luật. Hãy theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt để có thể nắm rõ được quy định pháp luật nhé!

1. Thủ tục đăng ký kinh doanh quán ăn, nhà hàng

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép kinh doanh quán ăn, nhà hàng

Đối với việc kinh doanh quán quán ăn, nhà hàng, bạn có thể lựa chọn 2 hình thức kinh doanh: Hộ kinh doanh hoặc Doanh nghiệp

(1) Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán quán ăn, nhà hàng – Mô hình Hộ kinh doanh

Điều 87 của Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định hồ sơ đăng ký thành lập Hộ kinh doanh bao gồm:

  • Giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh;
  • Thông tin đăng ký hộ kinh doanh: tên, địa điểm, vốn, số lao động sử dụng…;
  • Bản sao y chứng thực CMND/CCCD/hộ chiếu của chủ hộ và thành viên hộ gia đình đăng ký kinh doanh;
  • Bản sao biên bản họp về việc thành lập HKD trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh;
  • Bản sao văn bản ủy quyền của các thành viên về việc cho 1 thành viên trong hộ gia đình làm chủ HKD trong trường hợp các thành viên hộ gia đình cùng đăng ký hộ kinh doanh;
  • Hợp đồng thuê địa điểm đặt cơ sở kinh doanh.

(2) Hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán quán ăn, nhà hàng – Mô hình Doanh nghiệp

Theo Luật Doanh nghiệp 2020, hồ sơ đăng ký thành lập Doanh nghiệp bao gồm:

  • Điều lệ của doanh nghiệp;
  • Giấy đề nghị đăng ký thành lập mô hình doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông sáng lập (công ty cổ phần) hoặc danh sách thành viên (công ty TNHH có từ 2 thành viên trở lên);
  • Giấy ủy quyền (nếu người làm hồ sơ không phải là đại diện pháp luật);
  • Bản sao có công chứng CMND/CCCD/hộ chiếu của đại diện pháp luật, các thành viên và người ủy quyền nộp hồ sơ (tất cả các giấy tờ không quá 6 tháng).

Lưu ý:

Mã ngành đăng ký kinh doanh quán quán ăn, nhà hàng cho mô hình doanh nghiệp:

  • Mã ngành 5610: Nhà hàng và các dịch vụ ăn uống phục vụ lưu động;
  • Mã ngành 5630: Dịch vụ phục vụ đồ uống;
  • Mã ngành 5629: Dịch vụ ăn uống khác.

Bước 2: Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán quán ăn, nhà hàng – Mô hình Hộ kinh doanh: Phòng Kinh tế, thuộc UBND quận, huyện – nơi bạn đặt địa điểm kinh doanh quán quán ăn, nhà hàng và nộp lệ phí.

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ đăng ký kinh doanh mở quán quán ăn, nhà hàng – Mô hình Doanh nghiệp: Sở Kế hoạch & Đầu tư tỉnh hoặc nộp online thông qua Cổng thông tin quốc gia và nộp lệ phí.

Lưu ý: Người đại diện pháp luật của công ty có thể ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ thay. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ.

Bước 3: Nhận kết quả

Nếu hồ sơ đầy đủ và đúng quy định, hộ kinh doanh sẽ nhận được Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh trong thời hạn 03 ngày làm việc. 

2. Xin cấp giấy chứng nhận đủ điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm 

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Chi tiết hồ sơ xin chứng nhận Vệ sinh an toàn thực phẩm như sau:

  • Đơn đề nghị cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm;
  • Giấy phép đăng ký kinh doanh (bản sao);
  • Sơ đồ thiết kế mặt bằng cơ sở kinh doanh và mặt bằng xung quanh;
  • Giấy khám sức khỏe của chủ cơ sở và nhân sự làm việc tại cơ sở (có hiệu lực trong vòng 12 tháng);
  • Bản công bố trang thiết bị, cơ sở vật chất, dụng cụ bảo đảm điều kiện vệ sinh an toàn thực phẩm theo quy định;
  • Giấy xác nhận kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của chủ cơ sở và nhân viên trực tiếp tham gia sản xuất tại cơ sở;
  • Giấy kiểm định nguồn nước sử dụng và chứng thực về nguồn gốc nguyên liệu.

Bước 2: Nộp hồ sơ xin cấp giấy phép an toàn vệ sinh thực phẩm

Thực hiện nộp hồ sơ tại cục an toàn thực phẩm, chi cục an toàn thực phẩm hoặc Bộ phận một cửa của UBND cấp quận, huyện tuỳ vào quy mô và phạm vi hoạt động của quán quán ăn, nhà hàng. 

Bước 3: Nhận kết quả

Chờ đợi xem xét hồ sơ, Cơ quan chức năng thẩm định trực tiếp tại quán quán ăn, nhà hàng và ra biên bản kết quả thẩm định. Nếu quán quán ăn, nhà hàng đạt yêu cầu sẽ được cấp giấy chứng nhận trong vòng 10 đến 15 ngày. Nếu không đạt thì quán quán ăn, nhà hàng sẽ phải điều chỉnh và nộp lại hồ sơ thẩm định.

Lưu ý: Tùy vào từng trường hợp mà cần phải có thêm một số giấy tờ sau:

  • Giấy chứng nhận phòng cháy chữa cháy nếu thuộc các trường hợp tại Phụ lục 2 Nghị định số 35/2003/NĐ-CP “Quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Phòng cháy và chữa cháy”
  • Giấy chứng nhận bán lẻ thuốc lá (nếu có)
  • Giấy phép kinh doanh rượu (nếu có)

Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký kinh doanh nhà hàng năm 2024. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

 Xem thêm:

 

Bài viết liên quan

090.225.5492