Kinh doanh online tại nhà ngày nay vẫn là xu hướng được nhiều người ưa chuộng. Để nắm rõ các quy định về thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online năm 2024, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!
1. Bán hàng online có phải đăng ký kinh doanh không?
Căn cứ: Khoản 1 Điều 55 Nghị định 52/2013/NĐ-CP:
“Thương nhân, tổ chức tiến hành đăng ký trực tuyến với Bộ Công Thương về việc thiết lập website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử sau khi website đã được hoàn thiện với đầy đủ cấu trúc, tính năng và thông tin theo đề án cung cấp dịch vụ, đã hoạt động tại địa chỉ tên miền được đăng ký và trước khi chính thức cung cấp dịch vụ đến người dùng.”
Như vậy trường hợp bán hàng online qua mạng xã hội (tự phát, không có cửa hàng) thì không cần phải đăng ký kinh doanh với Bộ công thương.
Trong trường hợp cá nhân hoặc tổ chức kinh doanh bán hàng online có cửa hàng và hoạt động thường xuyên thì bắt buộc phải làm thủ tục xin giấy phép kinh doanh.
2. Loại hình đăng ký kinh doanh bán hàng online
1.1. Đăng ký hộ kinh doanh
Loại hình hộ kinh doanh cá thể sẽ phù hợp với quy mô nhỏ lẻ, ít nhân viên, ít hàng hóa và không có chi nhánh.
Hộ kinh doanh cá thể hoạt động dưới sự quản lý của cơ quan thuế và có nghĩa vụ nộp thuế khoán hằng năm, theo doanh thu ước tính mà cơ quan thuế thông báo.
Ưu điểm của hộ kinh doanh:
- Hoạt động của HKD đơn giản hơn so với doanh nghiệp;
- Không phải nộp tờ khai mỗi quý và báo cáo tài chính cuối năm.
Nhược điểm của hộ kinh doanh:
- Hộ kinh doanh không có tư cách pháp nhân;
- Quy mô kinh doanh nhỏ nên không dễ huy động vốn hay mở rộng quy mô kinh doanh;
- Chủ hộ kinh doanh phải chịu trách nhiệm bằng toàn bộ tài sản của mình;
- Tính chất hoạt động manh mún;
- Không xuất được hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng nên hạn chế đối tác mua bán;
- Không được khấu trừ tiền thuế như doanh nghiệp.
1.2 Đăng ký thành lập công ty
Với quy mô kinh doanh lớn, đầu tư bán hàng online chuyên nghiệp hoặc sử dụng website, trang bán hàng thương mại điện tử, bạn nên thành lập công ty bởi những ưu điểm về mặt quản lý hoạt động doanh nghiệp, đồng thời tránh những xử phạt không nên có.
Ưu điểm của công ty:
- Có thể xuất hoá đơn cho khách hàng;
- Tính thuế dựa trên hóa đơn đầu ra, đầu vào;
- Nếu có kế hoạch thành lập chi nhánh;
- Có tư cách pháp nhân (ngoại trừ doanh nghiệp tư nhân);
- Quy mô kinh doanh rộng;
- Không giới hạn số lượng lao động và ngành nghề kinh doanh;
- Dễ dàng huy động vốn từ bên ngoài và mở rộng phạm vi sản xuất kinh doanh thông qua việc thành lập chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh;
- Chủ sở hữu chỉ chịu trách nhiệm hữu hạn trong phạm vi số vốn đã góp vào công ty (trừ doanh nghiệp tư nhân), không phải lấy tài sản cá nhân để chịu trách nhiệm cho nghĩa vụ của công ty;
- Đặc biệt, đối với hoạt động bán hàng, doanh nghiệp đáp ứng được nhu cầu xuất hóa đơn giá trị gia tăng cho khách hàng.
Nhược điểm của công ty:
- Phải khai báo thuế mỗi quý, làm báo cáo tài chính cuối năm;
- Chịu sự quản lý của cơ quan nhà nước, đặc biệt là cơ quan thuế;
- Chế độ kế toán phức tạp
3. Thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online
3.1 Thủ tục đăng ký thành lập hộ kinh doanh
Tham khảo chi tiết:
- Hướng dẫn thủ tục thành lập Hộ kinh doanh năm 2024
- Mẫu giấy đề nghị đăng ký hộ kinh doanh mới nhất 2024
3.2 Thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp
Tham khảo chi tiết:
- Hồ sơ thành lập công ty TNHH một thành viên năm 2024
- Thủ tục thành lập Công ty năm 2024
- Điều kiện để thành lập Công ty năm 2024
4. Mã ngành nghề kinh doanh bán hàng online
Hoạt động kinh doanh bán hàng online, qua mạng gồm các mã ngành nghề sau:
(*) Mã ngành 4791 – Bán lẻ theo yêu cầu đặt hàng qua bưu điện hoặc internet.
Với hoạt động bán lẻ trong nhóm này, người mua lựa chọn hàng hóa dựa trên quảng cáo, catalo, thông tin trên website, hàng mẫu hoặc các phương tiện quảng cáo khác. Khách hàng đặt hàng bằng thư, điện thoại, hoặc qua internet (thường thông qua những phương thức chuyên dụng được cung cấp bởi website). Những sản phẩm được mua này có thể tải trực tiếp từ internet hoặc giao tới khách hàng.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ các loại hàng hóa bằng thư đặt hàng;
- Bán lẻ các loại hàng hóa qua internet.
Nhóm này cũng gồm:
- Bán trực tiếp qua tivi, đài, điện thoại;
- Đấu giá bán lẻ qua internet.
(*) Mã ngành 4799 – Bán lẻ hình thức khác chưa được phân vào đâu.
Nhóm này gồm:
- Bán lẻ các loại hàng hóa bằng phương thức khác chưa kể ở trên như: bán trực tiếp hoặc chuyển phát theo địa chỉ; bán thông qua máy bán hàng tự động…;
- Bán trực tiếp nhiên liệu (dầu đốt, gỗ nhiên liệu), giao trực tiếp tới tận nhà người sử dụng;
- Đấu giá ngoài cửa hàng (bán lẻ);
- Bán lẻ của các đại lý hưởng hoa hồng (ngoài cửa hàng).
(*) Mã ngành 4649 – Bán buôn đồ dùng khác cho gia đình
Nhóm này gồm:
- Bán buôn vali, cặp, túi, ví, hàng da và giả da khác
- Bán buôn dược phẩm và dụng cụ y tế
- Bán buôn nước hoa, hàng mỹ phẩm và chế phẩm vệ sinh
- Bán buôn hàng gốm, sứ, thủy tinh
- Bán buôn đồ điện gia dụng, đèn và bộ đèn điện
- Bán buôn giường, tủ, bàn ghế và đồ dùng nội thất tương tự
- Bán buôn sách, báo, tạp chí, văn phòng phẩm
- Bán buôn dụng cụ thể dục, thể thao
Lưu ý: Ngoài 2 mã ngành bắt buộc trên, tùy vào mặt hàng kinh doanh mà bạn đăng ký thêm mã ngành có mặt hàng đó.
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục đăng ký kinh doanh bán hàng online năm 2024. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Mẫu thông báo chấm dứt hoạt động hộ kinh doanh mới nhất 2024
- Thủ tục thay đổi nội dung đăng ký hộ kinh doanh
- Thủ tục hợp nhất doanh nghiệp, công ty TNHH 2 thành viên
- Chuyển đổi Công ty Cổ phần