Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Thủ chuyển nhượng quyền sử dụng đất được quy định như thế nào? Trên thực tế, các giao dịch mua bán, chuyển nhượng đất và tài sản trên đất diễn ra rất phổ biến. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm vững quy định pháp luật về điều kiện và trình tự thủ tục thực hiện. Do vậy, trong bài viết hôm nay, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích chi tiết về nội dung này.

1. Điều kiện chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Muốn chuyển nhượng quyền sử dụng đất cần đáp ứng các điều kiện sau:

  • Có Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất;
  • Đất không có tranh chấp;
  • Quyền sử dụng đất không bị kê biên để bảo đảm thi hành án;
  • Đất còn thời hạn sử dụng;

(Tham khảo: Điều 188 Luật Đất đai 2013)

Thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

2. Trình tự, thủ tục chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Để thực hiện việc chuyển nhượng, người sử dụng đất phải thực hiện các bước sau:

Bước 1: Công chứng hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất

– Cơ quan thực hiện: Văn phòng công chứng

– Hồ sơ cần chuẩn bị:

+ Phiếu yêu cầu công chứng (thông thường sẽ kê khai tại Văn phòng công chứng);

+ Dự thảo hợp đồng chuyển nhượng: các bên có thể soạn trước hoặc đề nghị đơn vị công chứng soạn thảo hợp đồng chuyển nhượng (phải trả thêm tiền công soạn thảo và không tính vào phí công chứng);

+ Giấy tờ tùy thân: CCCD/CMND (bản gốc);

+ Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (bản sao);

+ Bản sao giấy tờ khác có liên quan đến hợp đồng chuyển nhượng, cụ thể:

  • Tùy tình trạng hôn nhân của chủ sử dụng đất thì cung cấp giấy chứng nhận đăng ký kết hôn; giấy xác nhận tình trạng hôn nhân; quyết định ly hôn; văn bản cam kết về tình trạng hôn nhân hoặc tờ khai đăng ký kết hôn tại UBND cấp xã nơi đăng ký kết hôn.
  • Giấy tờ chứng minh nguồn gốc tài sản riêng: Di chúc, văn bản khai nhận, thỏa thuận phân chia di sản thừa kế, hợp đồng tặng cho, văn bản cam kết về tài sản, văn bản thỏa thuận chia tài sản chung.

Bước 2: Nộp hồ sơ đăng ký biến động đất đai do chuyển nhượng

* Thực hiện đăng ký biến động đất đai trong thời gian 30 ngày, kể từ ngày có biến động.

(Tham khảo thêm: Khoản 4 Điều 95 Luật Đất đai 2013).

* Các bước thực hiện:

– Người dân chuẩn bị một bộ hồ sơ bao gồm:

  • Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất;
  • Hợp đồng chuyển nhượng quyền sử dụng đất (đã công chứng);
  • Đơn đăng ký biến động đất đai;
  • Các giấy tờ cần thiết khác như: Giấy tờ tùy thân (Căn cước công dân, chứng minh nhân dân,..), Đăng ký kết hôn, xác nhận tình trạng hôn nhân của các bên,…

(Tham khảo Điều 9 Thông tư 24/2014/TT-BTNMT và các văn bản sửa đổi bổ sung)

– Nộp bộ hồ sơ đã chuẩn bị đến Bộ phận Một cửa của UBND cấp huyện/ Chi nhánh Văn phòng đăng ký đất đai nơi có đất.

– Thời hạn giải quyết: 10 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ.

Lưu ý:

– Thời hạn trên không tính:

  • Thời gian tiếp nhận hồ sơ tại xã;
  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất;
  • Thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật;
  • Thời gian trưng cầu giám định.

– Trường hợp hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ: Trong thời hạn 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ theo quy định.
– Đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội đặc biệt khó khăn: tăng thêm 10 ngày.

Bước 3: Nộp thuế, lệ phí và nhận kết quả

– Người sử dụng đất thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân, lệ phí trước bạ

– Các trường hợp chuyển nhượng sau sẽ được miễn thuế thu nhập cá nhân:

Giao dịch chuyển nhượng giữa vợ với chồng; cha đẻ, mẹ đẻ với con đẻ; cha nuôi, mẹ nuôi với con nuôi; cha chồng, mẹ chồng với con dâu; cha vợ, mẹ vợ với con rể; ông nội, bà nội với cháu nội; ông ngoại, bà ngoại với cháu ngoại; anh, chị, em ruột với nhau

(Tham khảo thêm: Khoản 4 Điều 4 Luật Thuế thu nhập cá nhân 2007)

– Các trường hợp còn lại: Vẫn kê khai và nộp thuế bình thường.

3. Chi phí chuyển nhượng quyền sử dụng đất

Khi chuyển nhượng quyền sử dụng đất, các bên thường thỏa thuận về việc một bên hoặc cả 02 bên chịu phí chuyển nhượng. Các loại phí chuyển nhượng bao gồm:

  • Phí công chứng;
  • Lệ phí trước bạ;
  • Thuế thu nhập cá nhân;
  • Phí thẩm định hồ sơ (tùy từng trường hợp);
  • Lệ phí cấp sổ (khi cấp sổ mới thay vì đính chính ở trang cuối).

Tham khảo các chi phí phải nộp tại bài viết: Chí phí sang tên sổ đỏ cho con

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 090.225.5492 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492