Thay đổi người trực tiếp nuôi con sau ly hôn

Vấn đề tranh giành quyền trực tiếp nuôi con diễn ra rất phổ biến của các cặp vợ chồng khi ly hôn. Nếu con được giao cho vợ hoặc chồng nuôi dưỡng rồi thì có thay đổi được không? Đây là vấn đề được rất nhiều người quan tâm. Luật sư Elpis Law tư vấn về vấn đề này như sau:

Căn cứ theo Điều 84 Luật Hôn nhân và gia đình 2014 thì có thay đổi được người nuôi con trong các trường hợp sau:

1. Trong trường hợp có yêu cầu của cha, mẹ hoặc cá nhân, tổ chức được quy định tại khoản 5 Điều này, Tòa án có thể quyết định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con.

2. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con được giải quyết khi có một trong các căn cứ sau đây:

a) Cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con;

b) Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.

3. Việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

4. Trong trường hợp xét thấy cả cha và mẹ đều không đủ điều kiện trực tiếp nuôi con thì Tòa án quyết định giao con cho người giám hộ theo quy định của Bộ luật dân sự.

5.Trong trường hợp có căn cứ theo quy định tại điểm b khoản 2 Điều này thì trên cơ sở lợi ích của con, cá nhân, cơ quan, tổ chức sau có quyền yêu cầu thay đổi người trực tiếp nuôi con:

a) Người thân thích;

b) Cơ quan quản lý nhà nước về gia đình;

c) Cơ quan quản lý nhà nước về trẻ em;

d) Hội liên hiệp phụ nữ.

Như vậy, để thay đổi quyền trực tiếp nuôi con cần có một trong các căn cứ sau:

– Có sự thỏa thuận của cha, mẹ về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải phù hợp với lợi ích của con. Việc thỏa thuận này phải xuất phát từ sự tự nguyện của cả hai bên, từ lợi ích của con  để đảm bảo cho con có cuộc sống tốt nhất và phải lập thành văn bản.

– Trường hợp không thỏa thuận được với nhau thì bạn cần chứng minh được Người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con. Bên cạnh đó, bạn cần chứng minh được hiện tại bạn có chỗ ở ổn định, công việc ổn định, có thu nhập và có mức lương đảm bảo được cuộc sống cho con.

– Ngoài ra, pháp luật cũng quy định việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phải xem xét nguyện vọng của con từ đủ 07 tuổi trở lên.

Trên đây là toàn bộ nội dung tư vấn. Trường hợp quý khách hàng có khó khăn, thắc mắc hay có nhu cầu Luật sư tư vấn, vui lòng liên hệ tới hotline 1900 633 298 để được LUẬT SƯ của Luật Elpis Law tư vấn chi tiết miễn phí. Xin cảm ơn./

– Xem thêm Quyền nuôi con chung sau khi ly hôn

Bài viết liên quan

090.225.5492