Mẫu văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 

Đối với trường hợp ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì văn bản ủy quyền là giấy tờ bắt buộc phải có. Vậy văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp được quy định như thế nào và gồm những nội dung gì? Để nắm rõ về mẫu văn bản này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Quy định về việc ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 

Căn cứ: Điều 12 Nghị định 01/2021/NĐ-CP

Đối tượng có thẩm quyền ký vào văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp có thể ủy quyền cho các cá nhân, tổ chức theo quy định như sau:

[1] Ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần có:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Văn bản ủy quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân được ủy quyền.

[2] Ủy quyền cho tổ chức thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp cần có:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

[3] Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Nhân viên bưu chính phải nộp bản sao phiếu gửi hồ sơ theo mẫu do doanh nghiệp cung ứng dịch vụ bưu chính công ích phát hành có chữ ký xác nhận của nhân viên bưu chính và người có thẩm quyền ký văn bản đề nghị đăng ký doanh nghiệp khi thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp

[4] Ủy quyền cho đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích

Tương tự như ủy quyền cho tổ chức, trường hợp ủy quyền này yêu cầu cần có các giấy tờ sau:

  • Hồ sơ đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao hợp đồng cung cấp dịch vụ với tổ chức làm dịch vụ thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Giấy giới thiệu của tổ chức đó cho cá nhân trực tiếp thực hiện thủ tục liên quan đến đăng ký doanh nghiệp.
  • Bản sao giấy tờ pháp lý của cá nhân người được giới thiệu.

Như vậy, các đối tượng được nhận ủy quyền để thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp gồm có: cá nhân, tổ chức, đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính công ích, đơn vị cung cấp dịch vụ bưu chính không phải là bưu chính công ích.

Lưu ý:

Trường hợp uỷ quyền cho cá nhân thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp thì phải có văn bản uỷ quyền. Tuy nhiên, văn bản uỷ quyền này không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

2. Mẫu văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp 

Dưới đây là Mẫu văn bản ủy quyền cho người đại diện thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp năm 2024 của Luật Kỳ Vọng Việt biên soạn mà các bạn có thể tham khảo:

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

—-0o0—-

VĂN BẢN ỦY QUYỀN

Số: …/2024/VBUQ

…………., ngày …… tháng ….. năm ……..

BÊN ỦY QUYỀN (BÊN A):

Ông (Bà):  ……………………………………..

Chức danh:  ……………………………………

Là người đại diện theo pháp luật của công ty …………………………………………………………… (đang làm thủ tục thành lập doanh nghiệp)

Địa chỉ trụ sở chính:  ………………………………………………………………………………

BÊN NHẬN ỦY QUYỀN (BÊN B):

Ông (Bà) : …………………………………………………………………………………………

Sinh ngày : …………………           Dân tộc: ………………..    Quốc tịch:  …………………………

CCCD/CMND/Hộ chiếu: …………………..  Ngày cấp: ………………. Nơi cấp:  ………………………..

Địa chỉ liên hệ:  …………………………………………………………………………………….

Email: ……………………………………………..

Số điện thoại: …………………………………………………………

Thay mặt tôi giao dịch với Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh/thành phố ………….. để thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp gồm: Nộp hồ sơ, rút hồ sơ, nhận kết quả và các thông báo khác.

Tôi cam kết chịu trách nhiệm về nội dung ủy quyền nêu trên và các tài liệu cung cấp cho bên được ủy quyền. Văn bản này có giá trị đến khi bên được ủy quyền hoàn tất các công việc nêu trên./.

BÊN ĐƯỢC ỦY QUYỀN

(Ký)   

BÊN ỦY QUYỀN

(Ký)     

3.  Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp

Căn cứ: Điều 4 Nghị định 01/2021/NĐ-CP 

Nguyên tắc áp dụng giải quyết thủ tục đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

  • Người thành lập doanh nghiệp hoặc doanh nghiệp tự kê khai hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và chịu trách nhiệm trước pháp luật về tính hợp pháp, trung thực và chính xác của các thông tin kê khai trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp và các báo cáo.
  • Trường hợp công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần có nhiều hơn một người đại diện theo pháp luật thì người đại diện theo pháp luật thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp phải đảm bảo và chịu trách nhiệm về việc thực hiện đúng quyền hạn, nghĩa vụ của mình theo quy định tại khoản 2 Điều 12 Luật Doanh nghiệp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh chịu trách nhiệm về tính hợp lệ của hồ sơ đăng ký doanh nghiệp, không chịu trách nhiệm về những vi phạm pháp luật của doanh nghiệp xảy ra trước và sau khi đăng ký doanh nghiệp.
  • Cơ quan đăng ký kinh doanh không giải quyết tranh chấp giữa các thành viên, cổ đông của công ty với nhau hoặc với tổ chức, cá nhân khác hoặc giữa doanh nghiệp với tổ chức, cá nhân khác.

Lưu ý:

Doanh nghiệp không bắt buộc phải đóng dấu trong giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp, nghị quyết, quyết định, biên bản họp trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp. Việc đóng dấu đối với các tài liệu khác trong hồ sơ đăng ký doanh nghiệp thực hiện theo quy định của pháp luật có liên quan.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu văn bản ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492