Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế doanh nghiệp 2024

Trong quá trình hoạt, vì nhiều nguyên nhân khác nhau mà doanh nghiệp có thể bị cơ quan thuế quản lý đóng mã số thuế. Việc bị đóng mã số thuế sẽ khiến doanh nghiệp gặp nhiều khó khăn trong việc làm thủ tục thay đổi giấy phép kinh doanh, nộp tờ khai thuế, báo cáo thuế, xuất được hóa đơn VAT… Do đó, doanh nghiệp phải nộp văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế để cơ quan thuế quản lý chuyển mã số thuế trở lại trạng thái “NNT đang hoạt động”. Để nắm rõ quy định mẫu văn bản này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1) Đóng mã số thuế là gì?

Đóng mã số thuế hay khóa mã số thuế là trạng thái mã số thuế của doanh nghiệp trên hệ thống dữ liệu của cơ quan thuế bị đóng, buộc công ty phải ngừng hoạt động, không thể thực hiện các công việc liên quan đến mã số thuế như: nộp tờ khai, báo cáo, thay đổi nội dung đăng ký kinh doanh…

2) Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế trong những trường hợp nào?

Thông thường việc đóng mã số thuế sẽ diễn ra khi doanh nghiệp làm thủ tục giải thể, hợp nhất, sáp nhập doanh nghiệp. Tuy nhiên, có một số trường hợp doanh nghiệp sẽ bị cơ quan thuế quản lý “cưỡng chế” đóng mã số thuế khi vi phạm các lỗi sau đây:

Trường hợp 1: Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đăng ký

Doanh nghiệp bị khóa mã số thuế khi cơ quan thuế ra thông báo “NNT không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký” trong các trường hợp sau:

  • Không treo bảng hiệu tại địa chỉ trụ sở chính. 
  • Doanh nghiệp không nộp tờ khai thuế trong 1 kỳ hoặc nhiều kỳ liên tiếp;
  • Quá thời hạn mà doanh nghiệp không nộp tiền thuế phát sinh (lệ phí môn bài, thuế TNDN…);
  • Cơ quan thuế quản lý đã gửi thông báo tới doanh nghiệp quá 3 lần về 1 trong các vấn đề trên mà doanh nghiệp không phản hồi.

Trường hợp 2: Bị ra thông báo thu hồi giấy phép kinh doanh do vi phạm pháp luật

Doanh nghiệp bị thu hồi giấy phép kinh doanh trong các trường hợp sau:

  • Thông tin kê khai trong hồ sơ thành lập doanh nghiệp là giả mạo;
  • Không gửi báo cáo theo thời hạn yêu cầu của cơ quan đăng ký kinh doanh;
  • Doanh nghiệp được thành lập bởi những đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp;
  • Ngừng hoạt động trên 1 năm mà không thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan thuế.

Trường hợp 3: Doanh nghiệp giải thể hoặc sáp nhập, chia tách doanh nghiệp

Nếu như bên trên là doanh nghiệp bị đóng mã số thuế, thì trong trường hợp giải thể, sáp nhập hoặc chia tách, việc đóng mã số thuế là dựa theo yêu cầu của doanh nghiệp.

  • Tổ chức lại doanh nghiệp: Mã số thuế của công ty sẽ bị đóng trong trường hợp chủ doanh nghiệp tiến hành sáp nhập công ty vào 1 công ty khác hoặc chia tách công ty thành các công ty nhỏ khác nhau;
  • Giải thể doanh nghiệp: Mã số thuế công ty sẽ bị đóng khi công ty làm hồ sơ xin chấm dứt hiệu lực mã số thuế gửi tới cơ quan thuế quản lý.

3) Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế doanh nghiệp

Dưới đây là Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế doanh nghiệp 2024 theo Mẫu số 25/ĐK-TCT ban hành kèm theo Thông tư số 105/2020/TT-BTC ngày 03/12/2020 của Bộ Tài chính.

TÊN NGƯỜI NỘP THUẾ
—-
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————
Số: …………… …., ngày tháng năm ….

THÔNG BÁO

Đề nghị khôi phục mã s thuế

1. Tên người nộp thuế (ghi theo tên NNT đã đăng ký thuế hoặc đăng ký doanh nghiệp)

2. Mã số thuế: 

3. Địa chỉ trụ sở (ghi theo địa chỉ trụ sở của tổ chức đã đăng ký thuế hoặc của doanh nghiệp, hợp tác xã đã đăng ký doanh nghiệp, đăng ký hợp tác xã)

4. Địa chỉ kinh doanh (ghi địa chỉ kinh doanh của hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh đã đăng ký thuế)

5. Lý do đề nghị khôi phục mã số thuế:

6. Hồ sơ đính kèm:

Người nộp thuế cam kết về tính chính xác, trung thực và hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật về nội dung của thông báo này./.

Nơi nhận:
– CQT quản lý;
– Lưu: VT
 
NGƯỜI NỘP THUẾ hoặc NGƯỜI ĐẠI DIỆN
THEO PHÁP LUẬT
(Ký, ghi rõ họ, tên và đóng dấu)
 

Ghi chú:

  • Người nộp thuế là tổ chức không phải đóng dấu khi đăng ký thuế 
  • Hộ kinh doanh, cá nhân kinh doanh không phải đóng dấu vào văn bản này

4) Mức phạt khi doanh nghiệp bị đóng mã số thuế

Các khoản tiền phạt doanh nghiệp phải đối mặt khi bị khóa mã số thuế có thể bao gồm:

  • Phạt do chậm nộp tờ khai
  • Phạt do chậm báo cáo thuế TNDN, thuế GTGT, thuế TNCN và tờ khai lệ phí môn bài
  • Phạt chậm nộp tiền thuế môn bài, chậm nộp thuế GTGT, thuế TNCN và thuế TNDN (nếu có)

Tùy theo số ngày chậm nộp mà doanh nghiệp có thể bị phạt tiền từ 2.000.000 đồng – 25.000.000 đồng.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu văn bản đề nghị khôi phục mã số thuế 2024. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492