Mẫu giấy ủy quyền tham dự họp đại hội đồng cổ đông

Cổ đông có quyền được ủy quyền cho người khác tham dự họp đại hội đồng cổ đông (ĐHĐCĐ) theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Vậy mẫu văn bản ủy quyền cho người khác tham dự họp ĐHĐCĐ như thế nào? Trong bài viết hôm nay, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích chi tiết về nội dung này.

1. Quy định pháp luật về cuộc họp Đại hội đồng cổ đông

– ĐHĐCĐ họp thường niên mỗi năm một lần. ĐHĐCĐ có thể họp thường niên hoặc bất thường. Địa điểm họp ĐHĐCĐ được xác định là nơi chủ tọa tham dự họp và phải ở trên lãnh thổ Việt Nam.

– ĐHĐCĐ phải họp thường niên trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính. Trừ trường hợp Điều lệ công ty có quy định khác, Hội đồng quản trị quyết định gia hạn họp ĐHĐCĐ thường niên trong trường hợp cần thiết, nhưng không quá 06 tháng kể từ ngày kết thúc năm tài chính.

– ĐHĐCĐ thường niên thảo luận và thông qua các vấn đề sau đây:

  • Kế hoạch kinh doanh hằng năm của công ty.
  • Báo cáo tài chính hằng năm.
  • Báo cáo của Hội đồng quản trị về quản trị và kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị và từng thành viên Hội đồng quản trị.
  • Báo cáo của Ban kiểm soát về kết quả kinh doanh của công ty, kết quả hoạt động của Hội đồng quản trị, Giám đốc hoặc Tổng giám đốc.
  • Báo cáo tự đánh giá kết quả hoạt động của Ban kiểm soát và Kiểm soát viên.
  • Mức cổ tức đối với mỗi cổ phần của từng loại.
  • Vấn đề khác thuộc thẩm quyền.

2. Thực hiện quyền dự họp Đại hội đồng cổ đông

Căn cứ theo Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020, cổ đông có thể trực tiếp tham dự họp hoặc ủy quyền bằng văn bản cho một hoặc một số cá nhân, tổ chức khác dự họp. Việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp ĐHĐCĐ phải lập thành văn bản theo quy định pháp luật.

Cổ đông được coi là tham dự và biểu quyết tại cuộc họp ĐHĐCĐ trong trường hợp sau đây:

a) Tham dự và biểu quyết trực tiếp tại cuộc họp;

b) Ủy quyền cho cá nhân, tổ chức khác tham dự và biểu quyết tại cuộc họp;

c) Tham dự và biểu quyết thông qua hội nghị trực tuyến, bỏ phiếu điện tử hoặc hình thức điện tử khác;

d) Gửi phiếu biểu quyết đến cuộc họp thông qua gửi thư, fax, thư điện tử;

đ) Gửi phiếu biểu quyết bằng phương tiện khác theo quy định trong Điều lệ công ty.”

3. Mẫu giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông

Dưới đây là mẫu giấy ủy quyền tham dự họp ĐHĐCĐ:

CÔNG TY CỔ PHẦN ……… CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM

Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

………………., ngày …… tháng …… năm 20…….

GIẤY UỶ QUYỀN

(Tham dự Đại hội đồng cổ đông thường niên/bất thường ngày …/…/… )

Kính gửi: Công ty cổ phần………………………………..

Tên cổ đông: …………………….…..………………………………………..………………… 

CMND/CCCD/GCNĐKKD số: ……………….ngày cấp………… nơi cấp………..……..……

Trụ sở/địa chỉ: …………………….……………………………………..….…..……..…………

Điện thoại liên lạc: ……………;

Tổng số cổ phần đại diện hoặc sở hữu: …………………….. cổ phần phổ thông

Có tổng mệnh giá ………………đồng (bằng chữ: ………………………….…..)

ỦY QUYỀN CHO CÁ NHÂN/TỔ CHỨC DƯỚI ĐÂY:

Tên cá nhân/tổ chức: ………………………………………………………………………………

CMND/CCCD/GCNĐKKD số: ……………….ngày cấp………… nơi cấp………..……..……..

Trụ sở/địa chỉ: …………………….……………………………………..….…..……..…………..

Điện thoại liên lạc: ……………;

Số cổ phần ủy quyền: ………………………………………………………………………………

Người được giới thiệu tham dự: (Nếu bên nhận ủy quyền là tổ chức): ……………………………

Nội dung uỷ quyền:

– Bên nhận ủy quyền được thay mặt cho Bên ủy quyền tham dự và thực hiện quyền (biểu quyết và bầu cử) đối với các vấn đề tại Đại hội đồng cổ đông thường niên/bất thường ngày …/…/… theo Giấy mời họp ngày ……./…../20…….. của Hội đồng quản trị Công ty để thực hiện quyền lợi và nghĩa vụ của cổ đông liên quan đến số cổ phần được ủy quyền.

– Chúng tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm về việc ủy quyền này và cam kết tuân thủ các quy định của pháp luật hiện hành, Điều lệ của Công ty cổ phần …………………………………………….

Lưu ý:

 Bên nhận uỷ quyền không được uỷ quyền lại số lượng cổ phần sở hữu của mình và/hoặc của bên ủy quyền cho người khác và phải mang theo CMND/CCCD/Hộ chiếu khi đi dự họp.

– Giấy ủy quyền này chỉ có giá trị tại Đại hội đồng cổ đông thường niên/bất thường ngày …/…/…

Cổ đông/Bên ủy quyền

(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu – nếu có)

Bên nhận ủy quyền

(Chữ ký, họ và tên, đóng dấu – nếu có)

4. Mẫu giấy ủy quyền tham dự họp Đại hội đồng cổ đông có phải công chứng không?

Theo quy định tại khoản 2 Điều 144 Luật Doanh nghiệp 2020, việc ủy quyền cho cá nhân, tổ chức đại diện dự họp ĐHĐCĐ phải lập thành văn bản. Văn bản ủy quyền được lập theo quy định của pháp luật về dân sự và phải nêu rõ tên cá nhân, tổ chức được ủy quyền và số lượng cổ phần được ủy quyền.

Như vậy có thể thấy, văn bản ủy quyền tham dự họp ĐHĐCĐ bắt buộc phải lập thành văn bản nhưng không bắt buộc phải công chứng, chứng thực.

Trên đây là nội dung tư vấn về Mẫu giấy ủy quyền tham dự họp đại hội đồng cổ đông. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

 

Bài viết liên quan

090.225.5492