Ly hôn đơn phương có thể xảy ra khi một trong hai người không còn tìm thấy sự hòa hợp trong hôn nhân. Đôi khi, ly hôn xuất phát từ những vấn đề như bạo lực gia đình, ngoại tình. Hoặc sự thờ ơ kéo dài khiến hôn nhân trở nên ngột ngạt, mất đi ý nghĩa ban đầu. Trong những trường hợp như vậy, việc chấm dứt quan hệ hôn nhân có thể giúp cả hai bên có cơ hội tìm kiếm một cuộc sống tốt hơn. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ quy trình, thủ tục và những điều kiện cần thiết để ly hôn đơn phương hợp pháp. Vì vậy, hiểu biết đầy đủ về quy trình ly hôn đơn phương sẽ giúp bạn chủ động bảo vệ quyền lợi của mình và giảm thiểu rủi ro pháp lý. Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!
1. Chồng hoặc vợ ngoại tình thì có được chia phần hơn tài sản không?
Căn cứ pháp lý: Điểm d Khoản 2 Điều 59 Luật Hôn nhân và Gia đình 2014.
Khi ly hôn, tài sản riêng của vợ chồng thuộc quyền sở hữu của từng người. Trừ trường hợp tài sản riêng đã sát nhập vào tài sản chung theo quy định của pháp luật. Tài sản chung của vợ chồng sẽ được chia đôi. Nhưng tòa án sẽ căn cứ vào yếu tố lỗi của mỗi bên vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng để chia tài sản một cách công bằng và đúng pháp luật.
Việc vợ/chồng ngoại tình đã vi phạm quyền và nghĩa vụ của vợ chồng. Vì vậy, việc vợ/chồng ngoại tình có thể mang lại lợi thế cho người còn lại trong quá trình chia tài sản khi ly hôn.
2. Hậu quả pháp lý của vi phạm chế độ hôn nhân 1 vợ 1 chồng
- Xử phạt vi phạm hành chính:
Căn cứ pháp lý: Điều 59 Nghị định 82/2020/NĐ-CP.
Phạt tiền từ 3.000.000 – 5.000.000 đồng nếu:
Đang có vợ/chồng mà chung sống như vợ chồng với người khác.
- Khởi tố hình sự:
Căn cứ pháp lý: Điều 182 Bộ luật Hình sự năm 2015 (sửa đổi, bổ sung năm 2017)
Phạt cảnh cáo, phạt cải tạo không giam giữ đến 01 năm hoặc phạt tù từ 03 tháng đến 01 năm:
- Làm cho quan hệ hôn nhân của một hoặc hai bên dẫn đến ly hôn;
- Đã bị xử phạt hành chính về hành vi này mà còn vi phạm.
Phạt tù từ 06 tháng đến 03 năm: Làm cho vợ, chồng hoặc con của một trong hai bên tự sát.
3. Thành phần hồ sơ khởi kiện vụ án ly hôn đơn phương
- Đơn khởi kiện: Mẫu số 23-DS quy định tại Nghị quyết 01/2017/NQ-HĐTP.
- Giấy tờ nhân thân của người khởi kiện. Là bản sao chứng thực CMND/CCCD/Hộ chiếu còn hiệu lực.
- Bản sao chứng thực giấy tờ nhân thân của người bị khởi kiện.
- Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn: bản chính; nếu không còn, có thể xin trích lục tại UBND xã.
- Bản sao chứng thực giấy tờ nhân thân các con chung (CCCD, giấy khai sinh).
- Bản sao có chứng thực các giấy tờ chứng minh tài sản. Như sổ đỏ, giấy đăng ký xe, xác nhận ngân hàng với sổ tiết kiệm,…
- Chứng cứ, tài liệu bổ sung đối với việc vợ/chồng ngoại tình. Như hình ảnh, biên bản, lời khai,…
4. Thẩm quyền giải quyết của Tòa án khi ly hôn đơn phương
Căn cứ pháp lý: Điều 35 và Điều 39 Bộ luật dân sự 2015.
Theo quy định của pháp luật hồ sơ ly hôn đơn phương được nộp tại Tòa án nơi bị đơn cư trú. Vì vậy, Tòa án nhân dân cấp huyện có thẩm quyền xét xử sơ thẩm vụ án đơn phương ly hôn. Trong trường hợp có yếu tố nước ngoài, thẩm quyền giải quyết thuộc về Tòa án nhân dân cấp tỉnh theo luật.
5. Thời gian giải quyết vụ án ly hôn đơn phương
- Thời gian khởi kiện và thụ lý vụ án: Sau 08 ngày kể từ khi nhận được đơn khởi kiện. Tòa án sẽ đưa ra một trong các quyết định: Sửa đổi, bổ sung đơn khởi kiện; Tiến hành thụ lý vụ án; Chuyển đơn cho đơn vị khác có thẩm quyền và thông báo cho người khởi kiện; Trả lại đơn khởi kiện.
- Thời hạn chuẩn bị xét xử: Từ 4 đến 6 tháng, kể từ ngày thụ lý vụ án. Trong trường hợp vụ ly hôn đơn phương có tính chất phức tạp/sự kiện bất khả kháng/trở ngại khách quan thì thời hạn chuẩn bị xét xử lâu nhất là từ 6 – 8 tháng kể từ ngày thụ lý vụ án.
- Thời hạn mở phiên tòa: Từ 1 đến 2 tháng, kể từ ngày có quyết định đưa vụ án ra xét xử.
Có thể thấy:
Ly hôn đơn phương không chỉ là một quyết định pháp lý. Đây còn là một bước ngoặt quan trọng trong cuộc sống của mỗi người. Trước khi đưa ra quyết định này, cần cân nhắc kỹ lưỡng để tránh những hệ lụy không mong muốn. Đặc biệt là đối với con cái nếu có. Nếu bạn đang ở trong tình huống buộc phải ly hôn đơn phương, hãy tìm hiểu kỹ quy trình, chuẩn bị đầy đủ giấy tờ và cân nhắc tham vấn luật sư để đảm bảo quyền lợi của mình.
Dù ly hôn có thể là một trải nghiệm khó khăn, nhưng đôi khi đó là lựa chọn tốt nhất để tìm lại sự bình yên và hạnh phúc. Hãy mạnh mẽ đối diện với thực tế, nhìn về phía trước và đón nhận những cơ hội mới. Cuộc sống không dừng lại sau ly hôn. Đó có thể là khởi đầu của một hành trình mới đầy ý nghĩa và hy vọng.
Trên đây là nội dung tư vấn về Ly hôn đơn phương khi vợ hoặc chồng ngoại tình. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt. Luật Kỳ Vọng Việt luôn sẵn sàng hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Mẫu đơn khởi kiện vụ án dân sự mới nhất 2024
- Mẫu đơn kháng cáo dân sự mới nhất 2024
- Sổ đỏ có bắt buộc ghi tên cả hai vợ chồng?
- Quy định về ly hôn thuận tình từ ngày 01/07/2024
- Tranh chấp con cái khi ly hôn: Tòa có gọi con không?