HẬU QUẢ KHI VI PHẠM HỢP ĐỒNG DÂN SỰ

Hợp đồng là một khái niệm không còn xa lạ đối với bất kỳ cá nhân, tổ chức nào. Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt các quyền, nghĩa vụ. Trách nhiệm dân sự khi vi phạm hợp đồng dân sự thì phạt vi phạm hợp đồng; bồi thường thiệt hại hợp đồng là những hình thức thông dụng nhất.

Vi phạm hợp đồng dân sự

1. Phạt vi phạm hợp đồng là gì?

Phạt vi phạm hợp đồng là trách nhiệm dân sự do thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải khắc phục hậu quả bằng cách nộp một khoản tiền cho bên có quyền lợi bị ảnh hưởng một khoản tiền phạt nhất định. Đây là một chế tài khá phổ biến trong quan hệ hợp đồng nhằm răn đe, phòng ngừa vi phạm, giáo dục ý thức tuân thủ các cam kết đã ghi nhận trong hợp đồng, làm tăng tính tự giác thực hiện của các bên và trừng phạt bên có vi phạm hợp đồng.

2. Mức phạt vi phạm hợp đồng.

– Mức phạt vi phạm theo Luật Thương mại:

Điều 301 Luật Thương Mại năm 2005 có quy định về mức phạt đối với vi phạm nghĩa vụ hợp đồng hoặc tổng mức phạt đối với nhiều vi phạm do các bên thoả thuận trong hợp đồng, nhưng không quá 8% giá trị phần nghĩa vụ hợp đồng bị vi phạm, trừ trường hợp quy định tại Điều 266 của Luật này:

  • Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi vô ý của mình thì phải trả tiền phạt cho khách hàng. Mức phạt do các bên thỏa thuận, nhưng không vượt quá mười lần thù lao dịch vụ giám định.
  • Trường hợp thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định cấp chứng thư giám định có kết quả sai do lỗi cố ý của mình thì phải bồi thường thiệt hại phát sinh cho khách hàng trực tiếp yêu cầu giám định.
  • Khách hàng có nghĩa vụ chứng minh kết quả giám định sai và lỗi của thương nhân kinh doanh dịch vụ giám định.
– Mức phạt vi phạm theo Bộ luật Dân sự:

Theo Điều 418 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về thỏa thuận phạt vi phạm:

  • Phạt vi phạm là sự thỏa thuận giữa các bên trong hợp đồng, theo đó bên vi phạm nghĩa vụ phải nộp một khoản tiền cho bên bị vi phạm.
  • Mức phạt vi phạm do các bên thỏa thuận, trừ trường hợp luật liên quan có quy định khác.
  • Các bên có thể thỏa thuận về việc bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm mà không phải bồi thường thiệt hại hoặc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về phạt vi phạm nhưng không thỏa thuận về việc vừa phải chịu phạt vi phạm và vừa phải bồi thường thiệt hại thì bên vi phạm nghĩa vụ chỉ phải chịu phạt vi phạm.

Trường hợp hợp đồng giao kết vì mục đích tiêu dùng sinh hoạt của hai cá nhân, tổ chức thì sẽ áp dụng Bộ luật dân sự. Trường hợp hợp đồng giao kết mà có một trong hai bên chủ thể là thương nhân với mục đích kinh doanh sinh lợi thì sẽ chịu sự điều chỉnh của Luật Thương mại.

Những thông tin mà Công ty Luật TNHH Kỳ Vọng Việt đã cung cấp ở trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Các vấn đề pháp lý liên quan tới Hợp đồng

Bài viết liên quan

090.225.5492