Giấy phép kinh doanh hoạt động bán lẻ tại Việt Nam

Hoạt động bán lẻ là ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam. Bên cạnh việc phải đăng ký ngành nghề bán lẻ thì doanh nghiệp còn phải đáp ứng các điều kiện kinh doanh theo quy định. Đó là xin cấp Giấy phép kinh doanh cho hoạt động bán lẻ tại Sở Công thương. Vậy quy định của pháp luật Việt Nam về điều kiện hoạt động bán lẻ như thế nào? Để nắm rõ hơn về vấn đề này, mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

 1. Khái niệm bán buôn, bán lẻ

Theo quy định tại khoản 6, khoản 7 Điều 3 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP:

“6. Bán buôn là hoạt động bán hàng hóa cho thương nhân bán buôn, thương nhân bán lẻ và thương nhân, tổ chức khác; không bao gồm hoạt động bán lẻ.

 7. Bán lẻ là hoạt động bán hàng hóa cho cá nhân, hộ gia đình, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng.”

Căn cứ quy định trên và Công văn 4248/BCT-KH năm 2018 , hoạt động bán buôn, bán lẻ được hiểu như sau:

  • Bán buôn là hoạt động bán hàng cho thương nhân, tổ chức khác để sử dụng vào mục đích tiêu dùng, sinh hoạt của các cá nhân, gia đình. Hoạt động này không bao gồm bán trực tiếp cho người mua.
  • Bán lẻ là hoạt động bán trực tiếp cho người tiêu dùng cuối cùng để sử dụng cho sinh hoạt cá nhân, gia đình.

2. Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh

– Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên. Trong đó có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa:

+ Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

– Đối với nhà đầu tư nước ngoài không thuộc trường hợp trên:

+ Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị;

+ Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.

+ Đáp ứng tiêu chí sau:

  • Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
  • Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
  • Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước;
  • Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước.

– Trường hợp hàng hóa kinh doanh chưa được cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên: Dầu, mỡ bôi trơn; gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí

a) Điều kiện quy định tại khoản 2 Điều này;

b) Đối với hàng hóa là dầu, mỡ bôi trơn: Xem xét cấp phép thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài có thực hiện một trong các hoạt động sau:

– Sản xuất dầu, mỡ bôi trơn tại Việt Nam;

– Sản xuất hoặc được phép phân phối tại Việt Nam máy móc, thiết bị, hàng hóa có sử dụng dầu, mỡ bôi trơn loại đặc thù.

c) Đối với hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí: Xem xét cấp phép thực hiện quyền phân phối bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài đã có cơ sở bán lẻ dưới hình thức siêu thị, siêu thị mini, cửa hàng tiện lợi để bán lẻ tại các cơ sở đó.

3. Trình tự, thủ tục

Thành phần hồ sơ

  • Đơn đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh theo Mẫu số 01

(Mẫu số 01 Phụ lục ban hành kèm theo Nghị định 09/2018/NĐ-CP).

  • Bản giải trình có nội dung: Giải trình về điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh; Kế hoạch kinh doanh; Kế hoạch tài chính; Tình hình kinh doanh; Tình hình tài chính của tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tính tới thời điểm đề nghị cấp; Tài liệu của cơ quan thuế chứng minh không còn nợ thuế quá hạn;…
  • Tài liệu về tài chính của nhà đầu tư;
  • Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư dự án;
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
  • Bản sao có chứng thực hoặc scan Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp;
  • Các thông tin cần thiết liên quan đến nội dung giải trình.

Trình tự cấp giấy phép kinh doanh

Trường hợp cấp Giấy phép bán lẻ hàng hoá không phải là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo, tạp chí:
  • Công ty nộp: 01 bộ hồ sơ;
  • Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương;
  • Thời gian xử lý hồ sơ: 15 ngày làm việc.
Trường hợp Cấp giấy phép bán lẻ hàng hoá là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí:
  • Công ty nộp: 03 bộ hồ sơ;
  • Cơ quan cấp phép: Sở Công Thương;
  • Cơ quan cho ý kiến cấp phép: Bộ Công Thương, Bộ quản lý ngành;
  • Thời gian thực hiện: 18-25 ngày làm việc.

4. Phạm vi hoạt động 

Theo quy định tại khoản 1 Điều 5 Nghị định số 09/2018/NĐ-CP, giấy phép kinh doanh được cấp cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư ở nước ngoài để thực hiện các hoạt động

a) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, không bao gồm hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

b) Thực hiện quyền nhập khẩu, quyền phân phối bán buôn hàng hóa quy định tại điểm b khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

c) Thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa quy định tại điểm c khoản 4 Điều 9 Nghị định này;

d) Cung cấp dịch vụ logistics; trừ các phân ngành dịch vụ logistics mà Việt Nam có cam kết mở cửa thị trường trong các Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;

đ) Cho thuê hàng hóa, không bao gồm cho thuê tài chính; trừ cho thuê trang thiết bị xây dựng có người vận hành;

e) Cung cấp dịch vụ xúc tiến thương mại, không bao gồm dịch vụ quảng cáo;

g) Cung cấp dịch vụ trung gian thương mại;

h) Cung cấp dịch vụ thương mại điện tử;

i) Cung cấp dịch vụ tổ chức đấu thầu hàng hóa, dịch vụ.

Như vậy, doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài sẽ được cấp giấy phép kinh doanh để thực hiện quyền phân phối bán lẻ hàng hóa, ngoại trừ hàng hóa là gạo; đường; vật phẩm đã ghi hình; sách, báo và tạp chí.

Trên đây là nội dung tư vấn về Giấy phép kinh doanh bán lẻ cho tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492