CÓ ĐƯỢC XÓA NỢ VAY KHI CÔNG TY TÀI CHÍNH BỊ ĐIỀU TRA VỀ HÀNH VI CHO VAY NẶNG LÃI KHÔNG?

Theo quy định tại Điều 468 Bộ luật Dân sự năm 2015 quy định thời mức lãi suất tối đa trong hoạt động cho vay là 20%/năm

“Điều 468. Lãi suất

1. Lãi suất vay do các bên thỏa thuận.

Trường hợp các bên có thỏa thuận về lãi suất thì lãi suất theo thỏa thuận không được vượt quá 20%/năm của khoản tiền vay, trừ trường hợp luật khác có liên quan quy định khác. Căn cứ tình hình thực tế và theo đề xuất của Chính phủ, Ủy ban thường vụ Quốc hội quyết định điều chỉnh mức lãi suất nói trên và báo cáo Quốc hội tại kỳ họp gần nhất.

Trường hợp lãi suất theo thỏa thuận vượt quá lãi suất giới hạn được quy định tại khoản này thì mức lãi suất vượt quá không có hiệu lực…”

Đối với trường hợp các công ty tài chính hiện nay đang cho vay vượt quá 20%/năm thì mức lãi suất vượt giới hạn đó không có hiệu lực. Ví dụ, Công ty tài chính A cho vay lãi suất lên đến 30%/năm tức là đã bị vượt 10% so với quy định pháp luật. Khi đó, mức vượt 10% sẽ không được pháp luật công nhận. Khi các bên xảy ra tranh chấp và đưa vụ việc ra Tòa án thì Tòa án sẽ công nhận bên vay chỉ phải trả mức lãi suất là 20%/năm và hoàn trả nợ gốc ban đầu.

Ngoài ra, Điều 466 Bộ luật Dân sự quy định nghĩa vụ trả nợ của bên vay: “Bên vay tài sản là tiền thì phải trả đủ tiền khi đến hạn; nếu tài sản là vật thì phải trả vật cùng loại đúng số lượng, chất lượng, trừ trường hợp có thỏa thuận khác”.

Như vậy, việc Công ty tài chính bị điều tra về hành vi cho vay nặng lãi không ảnh hưởng đến nghĩa vụ trả nợ gốc và nợ lãi của người vay, ngoại trừ phần lãi suất vượt quá người vay không phải thực hiện nghĩa vụ trả theo quy định của pháp luật.

Đối với khoản lãi suất vượt quá mà người vay đã từng chi trả cho bên cho vay thì người vay có được hoàn trả hay không?

Trường hợp khoản lãi cao hơn quy định mà người vay đã trả cho bên cho vay thì được xác định là khoản thu lợi bất chính, cơ quan chức năng sẽ sung công quỹ khoản tiền này theo quy định tại Điều 5 Nghị quyết số 01/2021/NQ-HĐTP ngày 20/12/2021 của Hội Đồng Thẩm phán Tòa án nhân dân tối cao Hướng dẫn áp dụng Điều 201 của Bộ luật Hình sự và việc xét xử vụ án hình sự về tội cho vay lãi nặng trong giao dịch dân sự, cụ thể như sau:

Điều 5. Xử lý vật, tiền liên quan trực tiếp đến tội phạm

1. Tịch thu sung quỹ nhà nước đối với:

a) Khoản tiền, tài sản khác người phạm tội dùng để cho vay;

b) Tiền lãi tương ứng mức lãi suất cao nhất theo quy định của Bộ luật Dân sự mà người phạm tội đã thu của người vay.

c) Tiền, tài sản khác mà người phạm tội có thêm được từ việc sử dụng tiền lãi và các khoản thu bất hợp pháp khác.

2. Trả lại cho người vay tiền thu lợi bất chính mà người phạm tội thực tế đã thu, trừ trường hợp người vay sử dụng tiền vay vào mục đích bất hợp pháp (như đánh bạc, mua bán trái phép chất ma túy, lừa đảo chiếm đoạt tài sản, …) thì khoản tiền thu lợi bất chính bị tịch thu sung quỹ nhà nước”.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

090.225.5492