Thực tế, không hiếm trường hợp các đồng thừa kế không thống nhất được về vấn đề chia di sản. Từ đó dẫn đến việc thường xảy ra mâu thuẫn, tranh chấp. Vậy trong trường hợp này phải giải quyết như thế thế nào? Mời các bạn theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt để có thể tìm được hướng giải quyết phù hợp nhất cho mình!
1. Những trường hợp hưởng thừa kế theo pháp luật
Theo quy định pháp luật, người thừa kế sẽ được nhận di sản theo 02 hình thức chính:
- Theo di chúc
- Khi không có di chúc, thì sẽ nhận theo quy định của pháp luật
Căn cứ: Bộ luật Dân sự 2015
Quy định về những trường hợp thừa kế đất đai không có di chúc như sau:
- Người để lại di sản không lập di chúc hoặc di chúc không hợp pháp;
- Những người thừa kế theo di chúc chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc;
- Cơ quan, tổ chức được thừa kế theo di chúc không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế;
- Những người được chỉ định làm người thừa kế theo di chúc mà không có quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
Ngoài ra, thừa kế theo pháp luật cũng được áp dụng đối với các phần di sản là nhà đất sau:
- Phần di sản không được định đoạt trong di chúc.
- Phần di sản có liên quan đến phần của di chúc không có hiệu lực pháp luật.
- Phần di sản có liên quan đến người được thừa kế theo di chúc nhưng họ không có quyền hưởng di sản, từ chối nhận di sản, chết trước hoặc chết cùng thời điểm với người lập di chúc; liên quan đến cơ quan, tổ chức được hưởng di sản theo di chúc, nhưng không còn tồn tại vào thời điểm mở thừa kế.
2. Những người có quyền thừa kế theo pháp luật
Người được hưởng thừa kế theo pháp luật là người thuộc diện thừa kế và hàng thừa kế. Trong đó, “diện thừa kế” là người có quan hệ hôn nhân, huyết thống, nuôi dưỡng với người để lại di sản.
Căn cứ Bộ luật Dân sự 2015 quy định về hàng thừa kế theo thứ tự như sau:
(1) Hàng thừa kế thứ nhất
Hàng thừa kế thứ nhất gồm: vợ, chồng, cha đẻ, mẹ đẻ, cha nuôi, mẹ nuôi, con đẻ, con nuôi của người chết;
(2) Hàng thừa kế thứ hai
Hàng thừa kế thứ hai gồm: ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại, anh ruột, chị ruột, em ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là ông nội, bà nội, ông ngoại, bà ngoại;
(3) Hàng thừa kế thứ ba
Hàng thừa kế thứ ba gồm: cụ nội, cụ ngoại của người chết; bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột của người chết; cháu ruột của người chết mà người chết là bác ruột, chú ruột, cậu ruột, cô ruột, dì ruột; chắt ruột của người chết mà người chết là cụ nội, cụ ngoại.
Lưu ý:
- Những người có thể thừa kế đất đai không có di chúc được phân loại thành 03 hàng thừa kế với những đối tượng khác nhau.
- Những người thừa kế cùng hàng thừa kế sẽ được hưởng di sản bằng nhau.
- Những người ở hàng thừa kế sau chỉ được hưởng thừa kế, nếu không còn ai ở hàng thừa kế trước do đã chết, không có quyền hưởng di sản, bị truất quyền hưởng di sản hoặc từ chối nhận di sản.
3. Giải quyết chia tài sản thừa kế như thế nào khi có đồng thừa kế không đồng ý?
Khi chia tài sản thừa kế mà có người được hưởng thừa kế không đồng ý, các đồng thừa kế có thể thỏa thuận một số hướng giải quyết như sau:
(1) Cùng đứng tên trên Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Sổ đỏ, Sổ hồng…..)
Theo đó, các bên lập văn bản thỏa thuận về việc phân chia di sản thừa kế. Sau khi văn bản thỏa thuận phân chia di sản được lập, các bên thực hiện thủ tục đăng ký sang tên, chuyển quyền sử dụng đất đứng tên của các đồng thừa kế.
(2) Thỏa thuận về việc trả tiền cho người không đồng ý tương ứng với giá trị phần tài sản mà họ được hưởng
Việc thỏa thuận này hoàn toàn dựa trên sự tự nguyện của các bên và được ghi nhận vào văn bản thỏa thuận phân chia được lập tại Ủy ban nhân dân xã nơi có đất/Văn phòng công chứng…
(3) Khởi kiện lên Tòa án để chia di sản thừa kế
Nếu các đồng thừa kế không thể thực hiện tự thỏa thuận phân chia tài sản thừa kế thì có thể gửi hồ sơ khởi kiện yêu cầu Tòa án nhân dân có thẩm quyền giải quyết.
Hồ sơ khởi kiện bao gồm các giấy tờ sau:
- Đơn khởi kiện
- Giấy tờ về tài sản
- Giấy tờ nhân thân: CMND, CCCD, sổ hộ khẩu, … của người khởi kiện
- Giấy tờ nhân thân: CMND, CCCD, sổ hộ khẩu, … của người bị kiện
- Giấy tờ xác nhận nơi cư trú của người bị kiện
- Các giấy tờ khác chứng minh quyền được hưởng tài sản thừa kế mà bạn có
- Giấy chứng tử hoặc giấy tờ khác chứng minh người để lại di sản đã chết…
Trong trường hợp này, Toà án sẽ căn cứ vào di sản thừa kế, quy định về chia thừa kế, di chúc của người để lại di sản, sự thoả thuận của các đồng thừa kế… để đưa ra quyết định phân chia di sản thừa kế hợp lý nhất.
Trên đây là nội dung tư vấn về Chia thừa kế thế nào khi có một người không đồng ý? Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Tạm ứng án phí khi khởi kiện tranh chấp đất đai
- Miễn tạm ứng án phí dân sự
- Hòa giải tranh chấp đất đai tại UBND cấp xã
- Trường hợp không được tặng cho quyền sử dụng đất
- Trường hợp không được tặng cho quyền sử đụng đất