Các loại báo cáo doanh nghiệp FDI phải nộp

Doanh nghiệp FDI phải nộp các loại báo cáo nào năm 2024 và thời hạn nộp báo cáo được quy định như thế nào? Trong bài viết này, Luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt sẽ giải đáp chi tiết.

1. Các loại báo cáo doanh nghiệp FDI phải nộp

Danh sách các loại báo cáo mà doanh nghiệp FDI cần phải nộp năm 2024 gồm các loại báo cáo sau:

– Báo cáo hoạt động đầu tư.

– Báo cáo về giám sát, đánh giá đầu tư.

– Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng.

– Báo cáo tài chính.

– Báo cáo tình hình sử dụng lao động.

2. Thời hạn nộp báo cáo của doanh nghiệp FDI

a) Báo cáo hoạt động đầu tư định kỳ

– Thời hạn báo cáo: Hằng quý, hằng năm

– Cơ quan nộp báo cáo: Cơ quan đăng ký đầu tư và cơ quan thống kê trên địa bàn

– Nội dung: Báo cáo về tình hình thực hiện dự án đầu tư:

+ Vốn đầu tư thực hiện;

+ Kết quả hoạt động đầu tư kinh doanh;

+ Thông tin về lao động;

+ Vấn đề nộp ngân sách nhà nước;

+ Đầu tư cho nghiên cứu và phát triển, xử lý và bảo vệ môi trường;

+ Các chỉ tiêu chuyên ngành theo lĩnh vực hoạt động.

– Hình thức báo cáo: bằng văn bản và thông qua Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư.

(Tham khảo: Điều 72 Luật Đầu tư 2020)

b) Báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư

Doanh nghiệp FDI gửi cơ quan chủ quản, người có thẩm quyền quyết định đầu tư và đơn vị đầu mối thực hiện công tác giám sát, đánh giá đầu tư các loại báo cáo sau:

– Báo cáo giám sát, đánh giá định ký: 6 tháng và cả năm;

– Báo cáo giám sát, đánh giá trước khi điều chỉnh chương trình, dự án;

– Báo cáo giám sát, đánh giá kết thúc chương trình, dự án;

– Báo cáo đánh giá chương trình, dự án đầu tư do mình tổ chức thực hiện;

– Báo cáo tổng hợp công tác giám sát, đánh giá hàng năm các chương trình, dự án đầu tư do mình quản lý.

(Tham khảo: Khoản 4 Điều 100 Nghị định 29/2021/NĐ-CP)

Lưu ý: 

Chỉ những dự án quan trọng quốc gia theo quy định; dự án do Quốc hội quyết định chủ trương đầu tư theo phương thức đối tác công tư; dự án do Quốc hội chấp thuận chủ trương đầu tư theo quy định mới phải làm báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư.

Các loại báo cáo doanh nghiệp FDI phải nộp

c) Báo cáo tình hình hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa

– Thời hạn báo cáo: Hằng năm (trước ngày 31 tháng 01)

– Nội dung: Báo cáo, cung cấp tài liệu hoặc giải trình những vấn đề có liên quan đến hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa, hoạt động của cơ sở bán lẻ theo yêu cầu của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền.

(Tham khảo: Khoản 1 Điều 40 Nghị định 09/2018/NĐ-CP)

d) Báo cáo tài chính

– Thời hạn nộp Báo cáo tài chính năm: chậm nhất là 90 ngày;

– Cơ quan nộp báo cáo: Sở Tài chính các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương nơi doanh nghiệp đăng ký trụ sở kinh doanh chính.

(Tham khảo: Điểm a Khoản 2 Điều 109 Thông tư 200/2014/TT-BTC)

e) Báo cáo tình hình sử dụng lao động

– Định kỳ 06 tháng: Nộp báo cáo trước ngày 05 tháng 6;

– Hằng năm: Thời gian nộp trước ngày 05 tháng 12;

(Tham khảo: Khoản 2 Điều 4 Nghị định 145/2020/NĐ-CP)

3. Mẫu báo cáo giám sát, đánh giá đầu tư của doanh nghiệp FDI

Mẫu số 13

Báo cáo giám sát, đánh giá định kỳ trong giai đoạn thực hiện đầu tư đối với dự án đầu tư sử dụng nguồn vốn khác

TÊN NHÀ ĐẦU TƯ
——-

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
—————

Số: /BCGSĐGĐT

……….., ngày …. tháng …. năm ………

BÁO CÁO GIÁM SÁT, ĐÁNH GIÁ THỰC HIỆN ĐẦU TƯ

(6 tháng/năm….)

Tên dự án: ………………………

Kính gửi:………………………………………….

I. THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN

1. Nhà đầu tư

a) Nhà đầu tư thứ nhất:

– Tên nhà đầu tư:

– Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email…:

– Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:

b) Nhà đầu tư tiếp theo:

– Tên nhà đầu tư:

– Địa chỉ trụ sở giao dịch chính, số điện thoại, địa chỉ email…:

– Số vốn góp, tỷ lệ vốn góp:

2. Tổ chức kinh tế (doanh nghiệp dự án):

– Tên doanh nghiệp:

– Các thông tin để giao dịch (địa chỉ doanh nghiệp, số điện thoại, địa chỉ email…):

– Đăng ký kinh doanh (số, ngày, nơi cấp):

– Thông tin về người đại diện theo pháp luật:

– Vốn điều lệ:

– Vốn pháp định (nếu có):

3. Dự án đầu tư:

– Tên dự án:

– Địa điểm thực hiện:

– Văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư/Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có):

– Diện tích đất sử dụng:

– Mục tiêu, quy mô:

– Tổng vốn đầu tư, nguồn vốn:

– Thời hạn hoạt động, tiến độ thực hiện của dự án:

– Các ưu đãi, hỗ trợ đầu tư và điều kiện áp dụng (nếu có):

– Các điều kiện đối với nhà đầu tư thực hiện dự án (nếu có):

(Nội dung này chỉ báo cáo một lần vào kỳ đầu tiên sau khi dự án được khởi công hoặc sau khi dự án được điều chỉnh làm thay đổi các thông tin về dự án).

II. TÌNH HÌNH THỰC HIỆN DỰ ÁN

1. Tiến độ thực hiện dự án và tiến độ thực hiện mục tiêu của dự án:

– Tiến độ chuẩn bị dự án:

– Tình hình giao đất:

– Tiến độ xây dựng cơ bản (nếu có):

– Tiến độ mua máy móc thiết bị, lắp đặt, vận hành chạy thử (nếu có):

– Tiến độ thực hiện các hạng mục, phân kỳ đầu tư (nếu có):

– Tiến độ hoạt động sản xuất, kinh doanh, cung cấp dịch vụ:

– Tiến độ thực hiện các mục tiêu đầu tư:

2. Tiến độ góp vốn đầu tư, vốn điều lệ, vốn pháp định (nếu có):

a) Tiến độ góp vốn:

STT

Loại vốn

Số vốn góp trong kỳ

Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo

1

Vốn đầu tư

2

Vốn điều lệ

3

Vốn pháp định (nếu có)

b) Nguồn vốn:

STT

Nguồn vốn

Số vốn góp trong kỳ

Số vốn góp lũy kế đến thời điểm báo cáo

1

Vốn chủ sở hữu

2

Vốn vay các tổ chức tín dụng

3

Nguồn vốn huy động khác

Cộng

3. Việc thực hiện các quy định về các vấn đề liên quan:

– Về việc sử dụng đất và các nguồn tài nguyên khác:

– Về các yêu cầu bảo vệ môi trường, phòng chống cháy nổ:

– Việc đáp ứng các điều kiện đầu tư kinh doanh đối với các dự án thuộc ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện:

– Việc đáp ứng các quy định tại văn bản chấp thuận chủ trương đầu tư và Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (nếu có).

4. Tình hình thực hiện ưu đãi đầu tư (nếu có)

5. Khó khăn, vướng mắc trong thực hiện dự án (nếu có).

III. KIẾN NGHỊ

Kiến nghị cơ quan có thẩm quyền về các biện pháp hỗ trợ, xử lý những khó khăn của dự án (nếu có)./.

NHÀ ĐẦU TƯ
(ký tên, đóng dấu)

Như vậy, doanh nghiệp FDI cần nắm rõ các loại báo cáo và thời hạn nộp báo cáo để thực hiện đúng. Trường hợp chậm nộp có thể bị xử phạt vi phạm hành chính theo quy định của pháp luật.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Kỳ Vọng Việt về các loại báo cáo doanh nghiệp FDI phải nộp. Quý Khách có nhu cầu tham khảo dịch vụ, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn và hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: 

– Thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Bắc Ninh

Công ty FDI có được giảm vốn đầu tư?

Bài viết liên quan

090.225.5492