Doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký

Thủ tục thành lập doanh nghiệp ngày càng đơn giản, cùng với đó là chính sách thuế cởi mở dẫn đến số lượng doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký ngày càng nhiều. Qua công tác xác minh của các cơ quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. Thì doanh nghiệp sẽ bị chuyển trình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”. Vậy tình trạng này được hiểu như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong CSDLQG về đăng ký doanh nghiệp

Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp như sau:

Điều 41. Tình trạng pháp lý của doanh nghiệp

Các tình trạng pháp lý của doanh nghiệp trong Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp bao gồm:

1. “Tạm ngừng kinh doanh” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đang trong thời gian thực hiện tạm ngừng kinh doanh theo quy định tại khoản 1 Điều 206 Luật Doanh nghiệp. 

2. “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký. 

3. “Bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp do cưỡng chế về quản lý thuế” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo đề nghị của cơ quan quản lý thuế về thực hiện biện pháp cưỡng chế thi hành quyết định hành chính về quản lý thuế.

4. “Đang làm thủ tục giải thể, đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có nghị quyết, quyết định giải thể theo khoản 3 Điều 208 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, trừ trường hợp doanh nghiệp bị thu hồi do cưỡng chế về quản lý thuế; doanh nghiệp bị giải thể theo quyết định của Tòa án theo khoản 1 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp đã bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập và đang làm thủ tục quyết toán và chuyển giao nghĩa vụ thuế với Cơ quan thuế do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập. 

5. “Đang làm thủ tục phá sản” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã có quyết định mở thủ tục phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản. 

6. “Đã giải thể, phá sản, chấm dứt tồn tại” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã hoàn thành thủ tục giải thể theo quy định và được Phòng Đăng ký kinh doanh cập nhật tình trạng pháp lý theo khoản 8 Điều 208, khoản 5 Điều 209 Luật Doanh nghiệp; doanh nghiệp có quyết định tuyên bố phá sản của Tòa án theo quy định của pháp luật về phá sản; doanh nghiệp bị chấm dứt tồn tại do bị chia, bị hợp nhất, bị sáp nhập theo khoản 5 Điều 198, khoản 5 Điều 200, khoản 4 Điều 201 Luật Doanh nghiệp. 

7. “Đang hoạt động” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp đã được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp mà không thuộc tình trạng pháp lý quy định tại các khoản 1, 2, 3, 4, 5 và 6 Điều này.

2. Tình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” là gì?

Khoản 2 Điều 41 Nghị định 01/2021/NĐ-CP giải thích tình trạng này như sau:

“Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” là tình trạng pháp lý của doanh nghiệp mà qua công tác kiểm tra, xác minh của Cơ quan quản lý thuế và các đơn vị có liên quan không tìm thấy doanh nghiệp tại địa chỉ đã đăng ký.

Thông tin về doanh nghiệp không còn hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký do Cơ quan quản lý thuế cung cấp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh. Việc thay đổi, cập nhật, thời điểm chuyển tình trạng pháp lý và kết thúc tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế quyết định.

Cơ quan quản lý thuế có trách nhiệm cung cấp, cập nhật tình trạng pháp lý của doanh nghiệp tới Cơ quan đăng ký kinh doanh qua Hệ thống thông tin đăng ký thuế kết nối với Hệ thống thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

Cơ quan đăng ký kinh doanh thực hiện ghi nhận, cập nhật tình trạng pháp lý do Cơ quan quản lý thuế cung cấp vào Cơ sở dữ liệu quốc gia về đăng ký doanh nghiệp.

3. Doanh nghiệp đang trong tình trạng bỏ địa chỉ kinh doanh có được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp không?

Các trường hợp doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp được quy định tại khoản 1 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP như sau:

1. Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã bị Phòng Đăng ký kinh doanh ra Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc đã bị ra Quyết định thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp;
b) Đang trong quá trình giải thể theo quyết định giải thể của doanh nghiệp;
c) Theo yêu cầu của Tòa án hoặc Cơ quan thi hành án hoặc Cơ quan điều tra, Thủ trưởng, Phó Thủ trưởng Cơ quan điều tra, Điều tra viên quy định tại Bộ luật Tố tụng hình sự;
d) Doanh nghiệp đang trong tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.

Doanh nghiệp không được đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp cụ thể trên. Bao gồm doanh nghiệp đang trong tình trạng “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”.

4. Doanh nghiệp đang trong tình trạng bỏ địa chỉ kinh doanh được tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp khi nào?

Khoản 2 Điều 65 Nghị định 01/2021/NĐ-CP quy định như sau:

2. Doanh nghiệp được tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp trong các trường hợp sau:
a) Đã có biện pháp khắc phục những vi phạm theo yêu cầu trong Thông báo về việc vi phạm của doanh nghiệp thuộc trường hợp thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và được Phòng Đăng ký kinh doanh chấp nhận;
b) Phải đăng ký thay đổi một số nội dung đăng ký doanh nghiệp để phục vụ quá trình giải thể và hoàn tất bộ hồ sơ giải thể theo quy định. Trong trường hợp này, hồ sơ đăng ký thay đổi phải kèm theo văn bản giải trình của doanh nghiệp về lý do đăng ký thay đổi;
c) Có ý kiến chấp thuận bằng văn bản của các tổ chức, cá nhân gửi yêu cầu quy định tại điểm c khoản 1 Điều này về việc cho phép tiếp tục đăng ký thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp;
d) Doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý từ “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký” sang “Đang hoạt động”.

Như vậy, doanh nghiệp đã được chuyển tình trạng pháp lý sang “Đang hoạt động”. Thì được tiếp tục đăng ký, thông báo thay đổi nội dung đăng ký doanh nghiệp.

5. Hậu quả của tình trạng pháp lý “Không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký”

Theo quy định tại điểm d, khoản 2 Điều 39 Luật Quản lý thuế 2019:

“2. Người nộp thuế đăng ký thuế trực tiếp với cơ quan thuế thì thực hiện chấm dứt hiệu lực mã số thuế khi thuộc một trong các trường hợp sau đây:

d) Bị cơ quan thuế ra thông báo người nộp thuế không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký;”

Theo đó, cơ quan thuế sẽ tiến hành xác minh tình trạng hoạt động của doanh nghiệp và xác định doanh nghiệp không hoạt động tại địa chỉ đã đăng ký. Sau một thời hạn nhất định, cơ quan thuế sẽ thực hiện đóng mã số thuế của doanh nghiệp.

Doanh nghiệp bị đóng mã số thuế sẽ:

  • Không được phép xuất hóa đơn, hóa đơn được xuất trong trường hợp này không có giá trị sử dụng.
  • Không được mua hóa đơn của cơ quan thuế đối với doanh nghiệp thuộc diện mua hóa đơn.

Trên đây là nội dung tư vấn về Doanh nghiệp không còn hoạt động kinh doanh tại địa chỉ đã đăng ký. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492