Nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới năm 2024?

Khi bắt đầu hoạt động kinh doanh, nhiều cá nhân, tổ chức lại gặp vướng mắc, băn khoăn không biết nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới. Để biết nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới, trước tiên, bạn cần hiểu rõ được ưu, nhược điểm của 2 phương án này. Hãy theo dõi bài tư vấn dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt để có thể lựa chọn được phương án tối ưu nhất nhé!

1. Mua lại Công ty cũ

1.1. Ưu điểm của mua lại Công ty cũ

Khi mua lại Công ty cũ để hoạt động kinh doanh, bạn sẽ được hưởng những ưu điểm dưới đây:

  • Có sẵn thương hiệu

Hầu hết các doanh nghiệp cũ đều đã có sẵn thương hiệu trên thị trường, thậm chí một số thương hiệu còn rất nổi tiếng. Do đó, khi lựa chọn mua lại công ty, nhà đầu tư chỉ cần kế thừa và tiếp tục phát triển thương hiệu đó ngày một tốt hơn.

  • Có sẵn cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự

Như đã đề cập, khi mua bán doanh nghiệp, bên bán cần tiến hành chuyển nhượng toàn bộ tài sản cho bên mua, bao gồm toàn bộ cơ sở vật chất, đội ngũ nhân sự, tài sản trí tuệ, mặt bằng kinh doanh, quy trình sản xuất, hoạt động kinh doanh… Do đó, bạn không cần tốn thêm chi phí, công sức đề xây dựng lại từ đầu.

  • Thừa hưởng cơ sở dữ liệu khách hàng sẵn có

Việc chuyển giao công ty khi hoàn tất thủ tục mua bán doanh nghiệp cũng bao gồm cơ sở dữ liệu khách hàng, tệp khách hàng thân thiết và tệp khách hàng tiềm năng. Vậy nên, bạn có thể không cần đầu tư quá nhiều công sức trong việc tìm kiếm khách hàng.

  • Dễ tạo sự tin tưởng trong kinh doanh

Công ty cũ khi được mua lại vẫn sẽ giữ nguyên mã số thuế, thời gian và lịch sử hoạt động. Khi đó, với tâm lý ưa chuộng sự ổn định của phần lớn khách hàng hiện nay thì một công ty có lịch sử hoạt động lâu năm, nhiều kinh nghiệm giao thương trên thị trường sẽ dễ tạo được lòng tin hơn là một công ty mới thành lập.

Ngoài ra, nhà đầu tư có thể dễ dàng huy động vốn từ các nguồn khác nhau như: huy động vốn từ cá nhân, tổ chức khác. Trong đó, việc vay vốn ngân hàng cũng có thể dễ dàng hơn nếu doanh nghiệp đó có sẵn các tài sản cố định, dự án đang thực hiện.

  • Thừa hưởng các giấy phép con đã được cấp

Hiện nay, số lượng ngành, nghề phải xin Giấy phép con chiếm tỷ lệ không nhỏ, một số ngành, nghề phải xin Giấy phép con từ các cơ quan cấp Bộ, tốn nhiều tiền bạc và công sức. Nếu dự định kinh doanh ngành nghề mà hiện nay việc cấp mới giấy phép con khá khó khắn thì lựa chọn mua lại công ty là lựa chọn hiệu quả nhất. Lúc này, bạn chỉ cần tiến hành sửa đổi thông tin về chủ sở hữu trong giấy phép con là được.

1.2. Nhược điểm của mua lại Công ty cũ

Bên cạnh những ưu điểm, việc mua lại Công ty cũ cũng có một số những nhược điểm sau:

  • Khó khăn trong việc quản lý nếu quy trình làm việc trước đó không phù hợp với cách quản lý của doanh nghiệp hoặc có nhiều mâu thuẫn nội bộ;
  • Phải kế thừa tất cả quyền và nghĩa vụ của của Công ty với bên thứ ba, bao gồm cả những khoản nợ trước đó, thậm chí là những khoản tiền phạt do công ty có vi phạm pháp luật;
  • Thủ tục mua bán công ty khá phức tạp, bao gồm thủ tục chuyển nhượng toàn bộ phần vốn góp, cổ phần, thủ tục thay đổi nội dung giấy chứng nhận ĐKKD hoặc thay đổi người đại diện theo pháp luật.

2. Thành lập Công ty mới

2.1. Ưu điểm của thành lập Công ty mới

Khi thành lập Công ty mới, nhà đầu tư sẽ được hưởng những ưu điểm sau đây:

  • Chủ động trong việc lựa chọn tên công ty, trụ sở chính, vốn điều lệ, danh sách ngành nghề kinh doanh…theo ý muốn;
  • Không phải chịu trách nhiệm đối với những rủi ro hay các khoản nợ mà công ty cũ để lại; 
  • Chi phí thành lập công ty mới tiết kiệm hơn so với mua lại công ty;
  • Chủ động định hướng phát triển doanh nghiệp, tạo dựng thương hiệu, môi trường và văn hóa làm việc theo mong muốn ngay từ đầu.

2.2. Nhược điểm của thành lập Công ty mới

Bên cạnh những ưu điểm nêu trên thì khi thành lập công ty mới, doanh nghiệp của bạn đối mặt với những nhược điểm sau:

  • Mất nhiều thời gian, chi phí để xây dựng đội ngũ nhân sự, cơ sở vật chất cũng như gầy dựng thương hiệu, lòng tin và sự uy tín trong lòng khách hàng.
  • Trường hợp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp cần thực hiện thêm thủ tục xin giấy phép con để có thể đi vào hoạt động chính thức một cách hợp pháp. 

Như vậy, tùy vào ngành nghề, mục đích kinh doanh, nhu cầu và khả năng tài chính mà nhà đầu tư có thể đưa ra lựa chọn sao cho phù hợp nhất.

Trên đây là nội dung tư vấn về Nên mua lại công ty cũ hay thành lập công ty mới năm 2024? Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

 Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492