Thủ tục thành lập Công ty năm 2024

Trong bài viết này, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ cung cấp thông tin hướng dẫn thành lập công ty năm 2024. Từ đó, giúp các doanh nghiệp thuận lợi hơn khi thực hiện các thủ tục thành lập doanh nghiệp và thủ tục sau khi thành lập công ty! 

1. Khi nào cần thành lập công ty?

Nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết liệu có cần thiết phải mở Công ty để hoạt động kinh doanh hay không thì có thể tham khảo một số ưu điểm dưới đây khi thành lập công ty:

  • Thứ nhất: Về tư cách pháp nhân

Có những ngành nghề kinh doanh mà cá nhân không thể tiến hành hoạt động được. Ví dụ như: kinh doanh bảo hiểm, kinh doanh sổ xố, công ty tài chính… Chính vì thế, khi thành lập công ty, bạn sẽ có đầy đủ tư cách pháp nhân để kinh doanh ngành nghề mà mình mong muốn.

  • Thứ hai: Về quyền xuất hóa đơn

Với tư cách Công ty, bạn sẽ có quyền xuất hóa đơn giá trị gia tăng (VAT) cho các đối tác, khách hàng có nhu cầu lấy hóa đơn để hợp thức hóa chi phí của công ty.

  • Thứ ba: Về lợi ích kinh tế khi thành lập Công ty

Khi làm việc với đối tác kinh doanh hay các cơ quan nhà nước, Công ty sẽ tạo được nhiều sự uy tín, tin tưởng hơn. Từ đó, Công ty có sự thuận lợi hơn trong các hoạt động như kí kết hợp đồng, huy động vốn từ cá nhân, tổ chức hoặc vay vốn ngân hàng….

2. Các bước để thành lập một công ty?

Khi tiến hành thành lập Công ty, cần đảm bảo thực hiện theo các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị Hồ sơ thành lập Công ty

Tùy vào từng loại doanh nghiệp khác nhau mà hồ sơ thành lập cần chuẩn bị cũng khác nhau. Dưới đây là những loại hồ sơ phổ biến mà hầu hết người thực hiện cần chuẩn bị khi tiến thành thủ tục thành lập một công ty mới:

(1) Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp

Mẫu giấy đề nghị theo các loại hình doanh nghiệp khác nhau được ban hành kèm theo Thông tư số 01/2021/TT-BKHĐT

(2) Điều lệ Công ty

Điều lệ công ty được soạn thảo dựa trên những quy định chung của luật pháp, để quy định về cách thành lập, vận hành và giải thể công ty một cách hợp lệ và hiệu quả.

(3) Danh sách thành viên/cổ đông góp vốn
(4) Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn

Bản sao giấy tờ tùy thân của các thành viên/cổ đông góp vốn bao gồm: Chứng minh nhân dân/ căn cước công dân/ hộ chiếu…

(5) Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

Trong trường hợp thành viên hoặc cổ đông là tổ chức của công ty có yếu tố vốn góp nước ngoài thì cần bổ sung Giấy Chứng Nhận Đăng Ký Đầu Tư với thời hạn còn hiệu lực.

(6) Giấy tờ bổ sung trong trường hợp thành viên/cổ đông góp vốn là tổ chức

Trong trường hợp thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức trong nước, hồ sơ thủ tục đăng ký thành lập doanh nghiệp cần kèm theo giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh hoặc giấy tờ tương đương khác. Bên cạnh đó, cần có văn bản ủy quyền của tổ chức cho người được ủy quyền, kềm theo bản sao hợp lệ giấy tuỳ thân của người đại diện theo ủy quyền.

Nếu thành viên hoặc cổ đông góp vốn là tổ chức nước ngoài, hồ sơ cần có các giấy tờ tương tự nhưng được hợp pháp hóa lãnh sự.

(7) Văn bản ủy quyền cho tổ chức/cá nhân

Nếu người làm thủ tục không phải là Đại diện theo pháp luật của Công ty thì doanh nghiệp cần làm giấy ủy quyền cho cá nhân đi nộp hồ sơ thay

(8) Các loại giấy tờ khác đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện.

Khi doanh nghiệp đăng ký ngành nghề kinh doanh có điều kiện, thì hồ sơ đăng ký kèm theo các văn bản chứng nhận đáp ứng các điều kiện yêu cầu. (Giấy chứng nhận, văn bằng, chứng chỉ,… theo quy định hoặc giấy chứng nhận vốn pháp định). 

Bước 2: Nộp hồ sơ thành lập Công ty

Cơ quan tiếp nhận hồ sơ: Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư nơi Công ty đặt trụ sở chính.

(Ví dụ: Công ty đặt trụ sở tại Hà Nội. Hồ sơ sẽ nộp tại Phòng đăng ký kinh doanh của Sở Kế Hoạch & Đầu Tư thành phố Hà Nội).

Lưu ý: Người đại diện pháp luật có thể ủy quyền cho người khác đi nộp hồ sơ. Nếu trường hợp ủy quyền thì người được ủy quyền cần có giấy ủy quyền hợp lệ.

Bước 3: Nhận giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh

Sau 03 – 05 ngày làm việc kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ, nếu hồ sơ của bạn hợp lệ bạn sẽ được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Bước 4: Thủ tục sau khi thành lập công ty

Sau khi có giấy phép Đăng ký kinh doanh thì doanh nghiệp cần thực hiện các công việc như sau:

  • Khắc con dấu doanh nghiệp
  • Treo bảng hiệu 
  • Đăng ký chữ ký số
  • Đăng ký tài khoản ngân hàng
  • Tiến hành góp vốn (Thời hạn góp vốn tối đa là 90 ngày. Nếu không góp đủ và đúng thời hạn quy định, doanh nghiệp có thể bị xử phạt theo quy định).
  • Đăng ký khai thuế qua mạng
  • Nộp tờ khai & nộp thuế môn bài
  • Đăng ký và thông báo sử dụng hóa đơn điện tử
Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục thành lập Công ty năm 2024. Nếu bạn không có thời gian và kinh nghiệp để tự mình thực hiện hết tất cả các công việc trên, hãy liên hệ ngay với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ thực hiện một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492