Thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài

Thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài tại Việt Nam nhận được rất nhiều sự quan tâm trong thời gian gần đây từ Quý khách nước ngoài gửi tới Luật Kỳ Vọng Việt. Đặc biệt là các khách hàng có quốc tịch Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, NewZeland… Vậy, điều kiện, trình tự, thủ tục để thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài được pháp luật đầu tư quy định như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

Thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật của nhà đầu tư nước ngoài

1.1. Mã ngành nghề liên quan đến dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật

– Mã ngành nghề tư vấn quản lý theo Biểu cam kết WTO: Dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật (CPC 8676 ngoại trừ việc kiểm định và cấp giấy chứng nhận cho phương tiện vận tải)

– Mã ngành dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật theo Quyết định 27/2028/QĐ-TTg: 7120: Kiểm tra và phân tích kỹ thuật 

– Việc kiểm tra lý, hóa và các phân tích khác của tất cả các loại vật liệu và sản phẩm, gồm:

  • Kiểm tra âm thanh và chấn động;
  • Kiểm tra thành phần và độ tinh khiết của khoáng chất…;
  • Kiểm tra trong lĩnh vực vệ sinh thực phẩm, bao gồm kiểm tra thú y và điều khiển quan hệ với sản xuất thực phẩm;
  • Kiểm tra thành phần vật lý và hiệu suất của vật liệu, ví như độ chịu lực, độ bền, độ dày, năng lực phóng xạ…;
  • Kiểm tra chất lượng và độ tin cậy;
  • Kiểm tra hiệu ứng của máy đã hoàn thiện: Môtô, ôtô, thiết bị điện…;
  • Kiểm tra kỹ thuật hàn và mối hàn;
  • Phân tích lỗi;
  • Kiểm tra và đo lường các chỉ số môi trường: ô nhiễm không khí và nước…;
  • Chứng nhận sản phẩm, bao gồm hàng hóa tiêu dùng, xe có động cơ, máy bay, vỏ điều áp, máy móc nguyên tử;
  • Kiểm tra an toàn đường sá thường kỳ của xe có động cơ;
  • Kiểm tra việc sử dụng các kiểu mẫu hoặc mô hình (như máy bay, tàu thủy, đập…).

1.2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật vốn nước ngoài theo Biểu cam kết WTO

  • Không hạn chế, ngoại trừ sau 3 năm kể từ khi Việt Nam cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ mà trước đó không có sự cạnh tranh của khu vực tư nhân do các dịch vụ này được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của chính phủ
  • Cho phép thành lập liên doanh trong đó không hạn chế vốn nước ngoài
  • Sau 5 năm kể từ khi cho phép các nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được tham gia kinh doanh dịch vụ này: Không hạn chế
  • Vì lý do an ninh quốc gia, việc tiếp cận một số khu vực địa lý có thể bị hạn chế

1.3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước Quốc tế khác

– Pháp luật Việt Nam:

  • Đối với những dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được thực hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau 3 năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau 5 năm, kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư vấn được pháp kinh doanh các dịch vụ đó.
  • Không được kinh doanh dịch vụ điểm định và cấp giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải
  • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng.

– Điều ước Quốc tế khác: Các điều ước quốc tế như AFAS, VJEPA, VKFTA, EVFTA, CPTPP cũng không có hạn chế đối với nhà đầu tư nước ngoài kinh doanh dịch vụ tphân tích và kiểm định kỹ thuật tại Việt Nam

2. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài

a. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
– Đối với nhà đầu tư cá nhân:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án
  • Bản sao Hộ chiếu nhà đầu tư
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư cho người trực tiếp nộp hồ sơ
– Đối với nhà đầu tư tổ chức:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án/Hoặc báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong đó thể hiện lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng số tiền nhà đầu tư dự kiến góp vào để thực hiện dự án
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện quản lý vốn góp của nhà đầu tư
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm thực hiện dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Văn bản ủy quyền của nhà đầu tư cho người trực tiếp nộp hồ sơ

** Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật công chứng (Trừ Hộ chiếu nước ngoài)

b. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có kết quả của Hồ sơ xin cấp IRC, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp ERC như sau:

– Đối với mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao hộ chiếu của Chủ sở hữu (Áp dụng cho nhà đầu tư là cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Đối với mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Áp dụng cho các thành viên đều là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của thành viên/cổ đông công ty (Áp dụng cho các thành viên đều là cá nhân)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

3. Những công việc cần làm sau khi thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài

  • Treo biển Công ty
  • Mua chữ ký số
  • Kê khai tờ khai lệ phí môn bài
  • Mở tài khoản vốn và chuyển tiền đầu tư vào theo tiến độ thực hiện dự án
  • Mở tài khoản thanh toán
  • Phát hành hóa đơn điện tử

4. Căn cứ pháp lý khi thành lập Công ty dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật có vốn nước ngoài

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492