Thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

Thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đây nhận được rất nhiều sự quan tâm. Đặc biệt là các nhà đầu tư quốc tịch Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc… sang kinh doanh tại Việt Nam. Vậy, điều kiện, trình tự, thủ tục thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài được pháp luật quy định như thế nào? Mời các bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

Thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

1. Mã ngành nghề lĩnh vực xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

Lĩnh vực xây dựng bao gồm rất nhiều dịch vụ khác nhau. Khi nhà đầu tư góp vốn thành lập Công ty tại Việt Nam phải lưu ý một số mã ngành xây dựng theo Biểu cam kết WTO như sau:

– Dịch vụ kiến trúc (CPC 8671)

– Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672)

– Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673)

– Dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674)

– Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512)

– Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)

– Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)

– Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517)

– Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518)

2. Điều kiện thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

2.1. Điều kiện theo Biểu cam kết WTO

– Đối với dịch vụ kiến trúc (CPC 8671); Dịch vụ tư vấn kỹ thuật (CPC 8672); Dịch vụ tư vấn kỹ thuật đồng bộ (CPC 8673) nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng điều kiện sau:
  • Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một thành viên WTO
  • Việc cung cấp dịch vụ liên quan đến khảo sát địa hình, địa chất công trình, địa chất thủy văn, khảo sát môi trường, khảo sát kỹ thuật phục vụ quy hoạch phát triển đô thị-nông thôn, quy hoạch phát triển ngành phải được Chính phủ Việt Nam cho phép
– Đối với dịch vụ quy hoạch đô thị và kiến trúc cảnh quan đô thị (CPC 8674), nhà đầu tư phải đáp ứng điều kiện sau:
  • Các doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một Thành viên WTO
  • Kiến trúc sư nước ngoài chịu trách nhiệm trong các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài phải có chứng chỉ hành nghề do Chính phủ Việt Nam cấp hoặc được Chính phủ Việt Nam công nhận
– Đối với các dịch vụ Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512); Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513); Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516); Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517); Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518), nhà đầu tư sẽ phải đáp ứng điều kiện sau:
  • Các doanh nghiệp 100% vốn nước ngoài chỉ được cung cấp dịch vụ cho các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài và các dự án có sự tài trợ của nước ngoài tại Việt Nam
  • Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một Thành viên WTO
  • Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, cho phép thành lập chi nhánh và trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam

2.2. Điều kiện theo các Điều ước quốc tế khác và theo pháp luật Việt Nam

– Không hạn chế đối với:

  • Thi công xây dựng nhà cao tầng (CPC 512)
  • Thi công xây dựng các công trình kỹ thuật dân dụng (CPC 513)
  • Công tác lắp dựng và lắp đặt (CPC 514, 516)
  • Công tác hoàn thiện công trình nhà cao tầng (CPC 517)
  • Các công tác thi công khác (CPC 511, 515, 518)

– Trưởng chi nhánh phải là người thường trú tại Việt Nam

– Doanh nghiệp nước ngoài phải là pháp nhân của một bên khác

3. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

a. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án/Hoặc báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong đó thể hiện lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng số tiền nhà đầu tư dự kiến góp vào để thực hiện dự án
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện quản lý vốn góp của nhà đầu tư
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)

** Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật công chứng (Trừ Hộ chiếu nước ngoài)

b. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có kết quả của Hồ sơ xin cấp IRC, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp ERC như sau:

– Đối với mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao hộ chiếu của Chủ sở hữu (Áp dụng cho nhà đầu tư là cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Đối với mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Áp dụng cho các thành viên đều là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của thành viên/cổ đông công ty (Áp dụng cho các thành viên đều là cá nhân)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

4. Những công việc cần làm sau khi thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

  • Treo biển Công ty
  • Mua chữ ký số
  • Kê khai tờ khai lệ phí môn bài
  • Mở tài khoản vốn và chuyển tiền đầu tư vào theo tiến độ thực hiện dự án
  • Mở tài khoản thanh toán
  • Phát hành hóa đơn điện tử

5. Căn cứ pháp lý khi thành lập Công ty xây dựng có vốn đầu tư nước ngoài

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Luật xây dựng 2014
  • Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492