Công ty FDI góp vốn vào Công ty khác có phải xin chấp thuận góp vốn?

Hiện nay, các doanh nghiệp FDI tại Việt Nam mở rộng mạng lưới kinh doanh theo hình thức mang tiền đi góp vốn, mua cổ phần vào các Công ty vốn Việt Nam khác. Vậy, trường hợp có phải thực hiện thủ tục xin chấp thuận góp vốn không? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật sư Kỳ Vọng Việt.

Thủ tục xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp

1. Quy định của pháp luật

Khoản 1 Điều 23 Luật Đầu tư 2020 quy định rõ các trường hợp sau phải thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp:

a) Có nhà đầu tư nước ngoài nắm giữ trên 50% vốn điều lệ hoặc có đa số thành viên hợp danh là cá nhân nước ngoài đối với tổ chức kinh tế là công ty hợp danh

b) Có tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

c) Có nhà đầu tư nước ngoài và tổ chức kinh tế quy định tại điểm a nắm giữ trên 50% vốn điều lệ

2. Nhận định của Luật sư

  • Theo quy định nêu trên thì Công ty FDI là công ty có vốn đầu tư nước ngoài, mang nguồn tiền của mình đi góp vốn, mua cổ phần vào Công ty khác thì buộc phải thực hiện thủ tục đầu tư theo hình thức góp vốn, mua cổ phần theo quy định. (Hay còn gọi là thủ tục xin chấp thuận góp vốn, mua cổ phần)
  • Ví dụ: Công ty A (100% vốn Hàn Quốc) có trụ sở tại Hà Nội. Công ty A mua 50% cổ phần của Công ty B (100% vốn Việt Nam) trụ sở tại Hưng Yên. Khi đó, Công ty B phải thực hiện thủ tục chấp thuận góp vốn, mua cổ phần theo quy định của pháp luật đầu tư. Và khi hoàn thành thủ tục đầu tư, Công ty B trở thành công ty có cổ đông là công ty có vốn đầu tư nước ngoài. 

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ qua số 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

– Công ty FDI có được giảm vốn đầu tư không?

– Nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần công ty Việt Nam

Bài viết liên quan

090.225.5492