CHUYỂN ĐẤT TRỒNG LÚA SANG TRỒNG CÂY LÂU NĂM CÓ PHẢI XIN PHÉP KHÔNG?

Hiện nay, vấn đề chuyển đổi đất để canh tác được rất nhiều người dân quan tâm, để người dân hiểu rõ hơn các quy định của pháp luật về chuyển đổi đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm cũng như trình tự, thủ tục thực hiện, Luật sư của Kỳ Vọng Việt xin tư vấn về vấn đề này như sau:

 

1. Chuyển từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm có phải xin phép không?

– Căn cứ theo Khoản 1 Điều 57 Luật Đất đai 2013 các trường hợp chuyển mục đích sử dụng đất phải được phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền bao gồm:

  1. a) Chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm, đất trồng rừng, đất nuôi trồng thủy sản, đất làm muối;
  2. b) Chuyển đất trồng cây hàng năm khác sang đất nuôi trồng thủy sản nước mặn, đất làm muối, đất nuôi trồng thủy sản dưới hình thức ao, hồ, đầm;
  3. c) Chuyển đất rừng đặc dụng, đất rừng phòng hộ, đất rừng sản xuất sang sử dụng vào mục đích khác trong nhóm đất nông nghiệp;
  4. d) Chuyển đất nông nghiệp sang đất phi nông nghiệp;

đ) Chuyển đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất không thu tiền sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp được Nhà nước giao đất có thu tiền sử dụng đất hoặc thuê đất;

  1. e) Chuyển đất phi nông nghiệp không phải là đất ở sang đất ở;
  2. g) Chuyển đất xây dựng công trình sự nghiệp, đất sử dụng vào mục đích công cộng có mục đích kinh doanh, đất sản xuất, kinh doanh phi nông nghiệp không phải là đất thương mại, dịch vụ sang đất thương mại, dịch vụ; chuyển đất thương mại, dịch vụ, đất xây dựng công trình sự nghiệp sang đất cơ sở sản xuất phi nông nghiệp.

=> Như vậy, đối với trường hợp muốn chuyển đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm phải được sự cho phép của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.

2. Thủ tục chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm

2.1. Chuẩn bị hồ sơ chuyển đổi

– Đơn xin chuyển đổi mục đích sử dụng đất.

– Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.

2.2. Trình tự thực hiện chuyển đổi

Bước 1. Nộp hồ sơ

Hộ gia đình, cá nhân nộp 01 bộ hồ sơ tại phòng Tài Nguyên và Môi trường.

Bước 2. Tiếp nhận hồ sơ

Trường hợp nhận hồ sơ chưa đầy đủ, chưa hợp lệ thì trong thời gian không quá 03 ngày làm việc, cơ quan tiếp nhận, xử lý hồ sơ phải thông báo và hướng dẫn người nộp hồ sơ bổ sung, hoàn chỉnh hồ sơ.

Bước 3. Giải quyết yêu cầu

Sau khi tiếp nhận hồ sơ, phòng Tài nguyên và Môi trường thực hiện những công việc sau:

– Thẩm tra hồ sơ; xác minh thực địa, thẩm định nhu cầu chuyển mục đích sử dụng đất.

– Hướng dẫn người sử dụng đất thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định của pháp luật.

– Trình UBND cấp huyện quyết định cho phép chuyển mục đích sử dụng đất.

– Chỉ đạo cập nhật, chỉnh lý cơ sở dữ liệu đất đai, hồ sơ địa chính.

Bước 4. Trả kết quả

Thời hạn giải quyết: Không quá 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ; không quá 25 ngày đối với các xã miền núi, hải đảo, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế – xã hội khó khăn, không kể thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, ngày nghỉ theo quy định.

3. Phí chuyển đổi từ đất trồng lúa sang trồng cây lâu năm

Khi chuyển từ đất trồng lúa là đất nông nghiệp sang đất trồng cây lâu năm là đất phi nông nghiệp, không phải là đất ở nên thuộc các trường hợp không mất tiền chuyển đổi mục đích sử dụng.

Tuy nhiên các loại phí chuyển đổi đất trồng lúa sang đất trồng cây lâu năm khác phải chi trả bao gồm: Phí cấp giấy chứng nhận, phí đăng ký biến động đất đai, trích lục bản đồ.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

090.225.5492