XỬ LÝ TÀI SẢN THẾ CHẤP KHI KHÔNG TRẢ ĐƯỢC NỢ

Hiện nay, việc thế chấp tài sản tại các tổ chức tín dụng của người dân rất phổ biến đặc biệt là thế chấp quyền sử dụng đất, trường hợp người dân không trả được nợ thì tài sản sẽ bị xử lý như thế nào, sau đây Luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt xin tư vấn về vấn đề này như sau:

1. Thế chấp tài sản là gì?

– Thế chấp là một trong 9 biện pháp bảo đảm nghĩa vụ, có mục đích đảm bảo cho giao dịch dân sự chính thực hiện đúng theo cam kết; bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, hợp pháp của các bên tham gia giao dịch.

– Theo quy định tại Điều 317 Bộ luật Dân sự năm 2015 thì Thế chấp tài sản là việc một bên (sau đây gọi là bên thế chấp) dùng tài sản thuộc sở hữu của mình để bảo đảm thực hiện nghĩa vụ và không giao tài sản cho bên kia (sau đây gọi là bên nhận thế chấp).

– Xử lý tài sản thế chấp là quá trình bên nhận thế chấp thực thi quyền của mình; thông qua việc tiến hành các phương thức; thủ tục định đoạt tài sản thế chấp; và số tiền thu được sẽ được thanh toán cho các nghĩa vụ mà tài sản thế chấp đã bảo đảm theo thứ tự xác định.

2. Xử lý tài sản thế chấp khi không trả được nợ

Căn cứ vào Điều 299 Bộ luật dân sự 2015 quy định về trường hợp bị xử lí tài sản:

– Đến hạn thực hiện nghĩa vụ được bảo đảm mà bên có nghĩa vụ không thực hiện hoặc thực hiện không đúng nghĩa vụ.

– Bên có nghĩa vụ phải thực hiện nghĩa vụ bảo đảm trước thời hạn do vi phạm nghĩa vụ theo thỏa thuận hoặc theo quy định của luật.

– Trường hợp khác do các bên thỏa thuận hoặc luật có quy định.

3. Phương thức xử lý tài sản thế chấp

Theo nguyên tắc chung; khoản 1 điều 303 Bộ luật dân sự 2015 có quy định; các bên có thể thỏa thuận một trong các phương thức xử lý tài sản cầm cố, thế chấp sau:

+ Bán đấu giá tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm tự bán tài sản;

+ Bên nhận bảo đảm nhận chính tài sản để thay thế cho việc thực hiện nghĩa vụ;

+ Phương thức khác.

4. Thủ tục xử lý tài sản thế chấp là bất động sản

Bước 1: Thông báo về xử lý tài sản thế chấp để thực hiện nghĩa vụ.

Trước khi xử lý tài sản bảo đảm; bên nhận bảo đảm phải thông báo bằng văn bản trong một thời hạn hợp lý về việc xử ý tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm; và các bên cùng nhận bảo đảm khác.

Bước 2: Giao tài sản thế chấp để xử lý.

Theo quy định tại Điều 301 BLDS năm 2015: Khi có một trong những căn cứ xử lý quy định tại Điều 299 Bộ luật này, “người đang giữ tài sản bảo đảm có nghĩa vụ giao tài sản bảo đảm cho bên nhận bảo đảm để xử lý”.

Bước 3: Thanh toán bảo đảm nghĩa vụ

– Theo quy định tại Điều 307, 308 Bộ luật dân sự 2015; số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp trước tiên sẽ được dùng để thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp.

– Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán các chi phí này lớn hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; thì số tiền chênh lệch sẽ được trả cho bên thế chấp.

– Nếu số tiền có được từ việc xử lý tài sản thế chấp sau khi thanh toán chi phí bảo quản; thu giữ và xử lý tài sản thế chấp nhỏ hơn giá trị nghĩa vụ được bảo đảm; thì phần nghĩa vụ chưa được thanh toán được xác định là nghĩa vụ không có bảo đảm.

Bước 4: Chuyển quyền sở hữu

– Chuyển quyền sở hữu đối với tài sản là bất động sản phải đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền. Vì vậy, bên nhận chuyển nhượng tài sản thế chấp là bất động sản được xác định là chủ sở hữu hợp pháp sau khi hoàn thành việc đăng ký tại cơ quan có thẩm quyền.

– Trường hợp pháp luật quy định việc chuyển quyền sở hữu; quyền sử dụng tài sản phải có sự đồng ý bằng văn bản của chủ sở hữu (bên thế chấp); hợp đồng mua bán tài sản giữa chủ sở hữu tài sản; hoặc người phải thi hành án với người mua tài sản về việc xử lý tài sản bảo đảm; thì hợp đồng thế chấp tài sản được dùng để thay thế cho các giấy tờ này.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

090.225.5492