Xử lý khi vắng mặt người đại diện của doanh nghiệp bị khởi kiện

Trong quá trình giải quyết tranh chấp dân sự, doanh nghiệp là bị đơn bắt buộc phải có người đại diện tham gia tố tụng. Tuy nhiên, trên thực tế, nhiều trường hợp người đại diện của doanh nghiệp vắng mặt tại phiên tòa và không có ủy quyền hợp lệ. Việc này đặt ra câu hỏi rằng, trong trường hợp này, liệu Tòa án có được xét xử vắng mặt doanh nghiệp không?

Bài viết dưới đây, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích quy định pháp luật liên quan và hướng xử lý khi người đại diện doanh nghiệp vắng mặt trong trường hợp doanh nghiệp bị khởi kiện.

1. Xét xử khi người đại diện của doanh nghiệp vắng mặt trên 30 ngày, không ủy quyền

Căn cứ: Điều 227, 228 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015.

* Tòa án có thể xét xử vụ án dân sự vắng mặt bị đơn khi đủ điều kiện sau:

– Bị đơn; người đại diện hợp pháp của bị đơn có đơn đề nghị xét xử vắng mặt hoặc;

– Đã được triệu tập hợp lệ lần thứ hai mà vẫn vắng mặt.

* Nếu doanh nghiệp đã được triệu tập hợp lệ nhưng người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đó vắng mặt và không ủy quyền cho bất kỳ ai. Thì Tòa án có thể đưa vụ án ra xét xử theo các bước sau:

– Triệu tập và hoãn phiên tòa lần thứ nhất:

  • Lần triệu tập hợp lệ đầu tiên, đương sự hoặc người đại diện hợp pháp của họ phải có mặt.
  • Nếu vắng mặt và không có đơn đề nghị xét xử vắng mặt. Hội đồng xét xử phải hoãn phiên tòa.
  • Tòa án phải thông báo cho những đối tượng sau về việc hoãn phiên tòa:

+ Đương sự;

+ Người đại diện của đương sự;

+ Người bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của đương sự

Lần triệu tập thứ 2: Xử lý vắng mặt và tiến hành xét xử vắng mặt:

  • Tòa án triệu tập hợp lệ lần thứ hai. Đương sự hoặc người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp phải có mặt tại phiên tòa.(trừ trường hợp có đơn đề nghị xét xử vắng mặt);
  • Nếu vắng mặt vì sự kiện bất khả kháng hoặc trở ngại khách quan. Tòa án có thể hoãn phiên tòa.
  • Nếu không vì sự kiện trên thì Tòa án tiến hành xét xử vắng mặt.

2. Có bắt buộc phải thực hiện thủ tục tìm kiếm hay tuyên mất tích đối với người đại diện không?

– Theo Khoản 7 Điều 69 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Đương sự là cơ quan, tổ chức do người đại diện hợp pháp tham gia tố tụng”.

– Do đó, khi bị khởi kiện, doanh nghiệp là bị đơn. Còn người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là người tham gia tố tụng thay mặt doanh nghiệp.

– Theo Khoản 1 Điều 86 Bộ luật Tố tụng dân sự 2015:

“Người đại diện theo pháp luật trong tố tụng dân sự thực hiện quyền, nghĩa vụ tố tụng dân sự của đương sự trong phạm vi mà mình đại diện”.

➡️ Sự có mặt của người đại diện tại phiên tòa được xem là sự có mặt của doanh nghiệp. Người đại diện vắng mặt đồng nghĩa với việc doanh nghiệp vắng mặt.

Nếu doanh nghiệp không còn người đại diện theo pháp luật thì có thể chỉ định người đại diện pháp luật mới như sau:

– Doanh nghiệp chỉ còn một người đại diện theo pháp luật và người này vắng mặt tại Việt Nam quá 30 ngày mà không ủy quyền thì chủ sở hữu công ty, Hội đồng thành viên, Hội đồng quản trị cử người khác làm người đại diện theo pháp luật của công ty.

Lưu ý: Trừ trường hợp doanh nghiệp là công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên.

Trường hợp doanh nghiệp không cử người đại diện mới sau khi người cũ vắng mặt quá 30 ngày và không ủy quyền. Tòa án sẽ chỉ định để đảm bảo nguyên tắc tranh tụng và quyền được xét xử kịp thời.

➡️ Như vậy, việc thực hiện thủ tục thông báo tìm kiếm hay tuyên bố mất tích đối với người đại diện của doanh nghiệp là không bắt buộc.

Trên đây là nội dung tư vấn về Xử lý khi vắng mặt người đại diện của doanh nghiệp bị khởi kiện. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492