TRẢ NỢ SAU LY HÔN ĐỐI VỚI CÁC KHOẢN NỢ NGÂN HÀNG

Hỏi: Vợ chồng tôi đang nợ ngân hàng 2 tỷ. Nếu ly hôn có cần trả nợ trước không? Nếu không thì ai sẽ phải trả nợ sau ly hôn?

Luật sư của Kỳ Vọng Việt xin giải đáp vấn đề này như sau:

Nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn thuộc về ai?

Để trả lời câu hỏi này, trước hết, ta cần biết điều kiện ly hôn theo Luật Hôn nhân & Gia đình 2014:

1. Thuận tình ly hôn (quy định tại Điều 55) cần thỏa mãn 2 điều kiện:

  • Hai bên tự nguyện ly hôn;
  • Đã thỏa thuận về việc chia tài sản, việc trông nom, nuôi dưỡng, chăm sóc, giáo dục con trên cơ sở bảo đảm quyền lợi chính đáng của vợ và con.

2. Đơn phương ly hôn (quy định tại Điều 56) cần có điều kiện:

  • Hòa giải tại Tòa án không thành;
  • Có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.

Như vậy, không có quy định vợ, chồng phải trả hết nợ trước khi thực hiện thủ tục ly hôn.

Khoản 1 Điều 60 Luật Hôn nhân & Gia đình 2014 quy định:

Quyền, nghĩa vụ tài sản của vợ chồng đối với người thứ ba vẫn có hiệu lực sau khi ly hôn, trừ trường hợp vợ chồng và người thứ ba có thỏa thuận khác.

Trường hợp vợ chồng có tranh chấp về việc trả nợ cho ngân hàng thì một trong các bên có quyền yêu cầu tòa án giải quyết việc phân chia nghĩa vụ trả nợ sau ly hôn. Về nguyên tắc khoản nợ chung được chia đôi, trừ trường hợp các bên và chủ nợ có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.

*Lưu ý: Khi tòa án giải quyết tranh chấp, ngân hàng sẽ tham gia tố tụng với tư cách là người có quyền lợi, nghĩa vụ liên quan.

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: Hướng dẫn thực hiện ly hôn

 

Bài viết liên quan

090.225.5492