Nhà đầu tư nước ngoài muốn kinh doanh các sản phẩm thể thao như quần, áo, dầy, dép, mũ, nón, dụng cụ thể thao… tại Việt Nam nhưng chưa biết thủ tục thành lập Công ty như thế nào? Mời quý bạn đọc theo dõi bài viết Thủ tục thành lập Công ty kinh doanh đồ thể thao có vốn đầu tư nước ngoài dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.
1. Ngành nghề kinh doanh đồ thể thao có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài hay không?
– Kinh doanh đồ thể thao bao gồm các hoạt động:
- Bán buôn đồ thể thao
- Bán lẻ đồ thể thao
- Đại lý hoa hồng đồ thể thao
– Tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO:
Đối với các dịch vụ bán buôn (CPC 622, 61111, 6113, 6121), bán lẻ (CPC 631 + 632, 61112, 6113, 6121) và đại lý hoa hồng (CPC 621, 61111, 6113, 6121) không hạn chế tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài. Cụ thể như sau:
- Về hình thức đầu tư: Nhà đầu tư có thể đầu tư theo hình thức thành lập Công ty; Đầu tư góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp; Thực hiện dự án đầu tư; Hợp đồng BCC
- Về tỷ lệ góp vốn: Nhà đầu tư có thể lựa chọn góp 100% vốn nước ngoài hoặc liên doanh với Công ty Việt Nam
- Phạm vi đầu tư: Nhà đầu tư có thể lựa chọn bán buôn đồ thể thao, bán lẻ đồ thể thao, đại lý hoa hồng đồ thể thao
– Theo pháp luật Việt Nam:
Tại Phụ lục ban hành kèm theo Luật Đầu tư 2020 và Nghị định 09/2018/NĐ-CP quy định chi tiết Luật Thương mại và Luật Quản lý ngoại thương về hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa của nhà đầu tư nước ngoài, tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài tại Việt Nam thì không có quy định về điều kiện và hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh đồ thể thao tại Việt Nam
Vậy, khi thành lập công ty kinh doanh đồ thể thao có vốn đầu tư nước ngoài có bắt buộc phải có vốn điều lệ tối thiểu hay không?
– Tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO và theo pháp luật Việt Nam thì đều không có bất kỳ quy định nào bắt buộc nhà đầu tư phải có vốn điều lệ tối thiểu khi thành lập Công ty kinh doanh đồ thể thao.
– Ngoài ra, đối chiếu thêm các Danh mục ngành, nghề chưa được tiếp cận thị trường đối với nhà đầu tư nước ngoài và Danh mục ngành, nghề tiếp cận thị trường có điều kiện đối với nhà đầu tư nước ngoài tại các Điều ước quốc tế về đầu tư thì đối với ngành nghề kinh doanh đồ thể thao đều không có điều kiện và hạn chế gì. Cụ thể các quy định tại:
- Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
- Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
=> Như vậy, nhà đầu tư nước ngoài hoàn toàn có thể kinh doanh đồ thể thao tại Việt Nam mà không bị hạn chế bởi các quy định của pháp luật.
2. Trình tự thủ tục thành lập Công ty kinh doanh đồ thể thao có vốn đầu tư nước ngoài
a. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)
– Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đề xuất dự án đầu tư
- Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
- Bản sao Hộ chiếu của nhà đầu tư
- Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án
- Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
- Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
– Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
- Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
- Đề xuất dự án đầu tư
- Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
- Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp
- Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
- Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án/Hoặc báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong đó thể hiện lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng số tiền nhà đầu tư dự kiến góp vào để thực hiện dự án
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài
- Bản sao hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện quản lý vốn góp của nhà đầu tư
- Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
- Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
- Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
** Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật công chứng (Trừ Hộ chiếu nước ngoài)
b. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)
Sau khi có kết quả của Hồ sơ xin cấp IRC, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp ERC như sau:
– Đối với mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ
- Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
- Bản sao hộ chiếu của Chủ sở hữu (Áp dụng cho nhà đầu tư là cá nhân)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Đối với mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần, hồ sơ gồm:
- Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
- Điều lệ
- Danh sách thành viên/cổ đông công ty
- Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Áp dụng cho các thành viên đều là tổ chức)
- Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của thành viên/cổ đông công ty (Áp dụng cho các thành viên đều là cá nhân)
- Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
- Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
3. Các công việc cần làm ngay sau khi thành lập Công ty kinh doanh đồ thể thao có vốn đầu tư nước ngoài
- Treo biển Công ty
- Mua chữ ký số
- Kê khai tờ khai lệ phí môn bài
- Mở tài khoản vốn và chuyển tiền đầu tư vào theo tiến độ thực hiện dự án
- Mở tài khoản thanh toán
- Phát hành hóa đơn điện tử
4. Căn cứ pháp lý
- Luật Đầu tư 2020
- Luật Doanh nghiệp 2020
- Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
- Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
- Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
- Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
- Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc (VKFTA)
- Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
- Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!
Xem thêm:
– Các loại báo cáo doanh nghiệp FDI phải nộp
– Hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội