Thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu là một trong những loại văn bằng bảo hộ bởi Luật Sở hữu trí tuệ. Theo quy định pháp luật, loại văn bằng này chỉ có hiệu lực trong vòng 10 năm. Vậy khi chủ sở hữu có sự thay đổi về thông tin thì có được sửa văn bằng hay không? Các quy định, điều kiện và thủ tục khi sửa đổi thông tin như thế nào? Mời các bạn theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt!

1. Quy định pháp luật về sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ pháp lý: Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP

Theo quy định pháp luật, những trường hợp sửa đổi văn bằng bảo hộ nhãn hiệu như sau:

Sửa đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ nhãn hiệu:

Theo khoản 1 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, chủ văn bằng bảo hộ và tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận các thay đổi thông tin trên văn bằng bảo hộ trong các trường hợp sau đây:

– Thay đổi về tên, địa chỉ của chủ văn bằng bảo hộ; tổ chức quản lý chỉ dẫn địa lý.

– Thay đổi chủ văn bằng bảo hộ. Gồm các trường hợp:

  • Chuyển dịch quyền sở hữu do thừa kế;
  • Kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu;
  • Chuyển đổi hình thức kinh doanh;
  • Hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác.

– Sửa đổi bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý, quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận.

Thay đổi về tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp

Theo khoản 2 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP:

2. Chủ văn bằng bảo hộ, tổ chức, cá nhân được Nhà nước cho phép thực hiện quyền đăng ký chỉ dẫn địa lý có quyền yêu cầu cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp ghi nhận thay đổi về tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp của chủ văn bằng bảo hộ trong Sổ đăng ký quốc gia về sở hữu công nghiệp. Người yêu cầu ghi nhận thay đổi tổ chức đại diện sở hữu công nghiệp phải nộp văn bản ủy quyền của chủ văn bằng bảo hộ và phí thẩm định yêu cầu ghi nhận, phí đăng bạ và phí công bố quyết định ghi nhận thay đổi thông tin đại diện sở hữu công nghiệp theo quy định.

Thu hẹp phạm vi bảo hộ

Theo khoản 3 Điều 29, chủ văn bằng có quyền yêu cầu thu hẹp phạm vi bảo hộ trong các trường hợp sau:

  • Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số hàng hóa, dịch vụ hoặc nhóm hàng hóa, dịch vụ thuộc danh mục hàng hóa, dịch vụ ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu hoặc loại bỏ các chi tiết nhỏ là yếu tố bị loại trừ (không bảo hộ riêng) nhưng không làm thay đổi khả năng phân biệt của nhãn hiệu ghi trong Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu.
  • Yêu cầu giảm bớt một hoặc một số điểm độc lập hoặc phụ thuộc thuộc phạm vi (yêu cầu) bảo hộ ghi trong Bằng độc quyền sáng chế, Bằng độc quyền giải pháp hữu ích.
  • Yêu cầu loại bỏ một hoặc một số phương án kiểu dáng công nghiệp, một hoặc một số sản phẩm trong bộ sản phẩm trong Bằng độc quyền kiểu dáng công nghiệp.

2. Hồ sơ yêu cầu thay đổi thông tin đăng ký nhãn hiệu

Căn cứ khoản 4 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP, hồ sơ bao gồm các tài liệu sau đây:

– Tờ khai yêu cầu sửa đổi làm theo Mẫu số 06 tại Phụ lục II

Mẫu số 06 tại Phụ lục II ban hành kèm theo Nghị định 65/2023/NĐ-CP

– Bản gốc văn bằng bảo hộ trong trường hợp văn bằng bảo hộ được cấp dưới dạng giấy.

– Tài liệu xác nhận việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực). Quyết định đổi tên, địa chỉ. Giấy phép đăng ký kinh doanh có ghi nhận việc thay đổi tên, địa chỉ. Các tài liệu pháp lý khác chứng minh việc thay đổi tên, địa chỉ (bản gốc hoặc bản sao có chứng thực) nếu nội dung yêu cầu sửa đổi là tên, địa chỉ.

– Tài liệu chứng minh việc chuyển dịch quyền sở hữu theo quy định tại điểm b khoản 1 Điều này (tài liệu chứng minh việc thừa kế, kế thừa, sáp nhập, chia, tách, hợp nhất, liên doanh, liên kết, thành lập pháp nhân mới của cùng chủ sở hữu, chuyển đổi hình thức kinh doanh hoặc theo quyết định của Tòa án hoặc của cơ quan có thẩm quyền khác), nếu yêu cầu thay đổi chủ văn bằng bảo hộ.

– Tài liệu thuyết minh chi tiết nội dung sửa đổi.

– 05 bộ ảnh chụp hoặc bản vẽ kiểu dáng công nghiệp đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi kiểu dáng công nghiệp); 02 bản mô tả tính chất đặc thù của sản phẩm mang chỉ dẫn địa lý, bản đồ khu vực địa lý tương ứng với chỉ dẫn địa lý đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi chỉ dẫn địa lý); 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu tập thể, 02 bản quy chế sử dụng nhãn hiệu chứng nhận đã sửa đổi (nếu yêu cầu sửa đổi nhãn hiệu tập thể, nhãn hiệu chứng nhận); 05 mẫu nhãn hiệu (nếu yêu cầu sửa đổi mẫu nhãn hiệu theo quy định tại điểm a khoản 3 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP).

– Văn bản ủy quyền (trường hợp yêu cầu được nộp thông qua đại diện).

– Bản sao chứng từ nộp phí, lệ phí (trường hợp nộp phí, lệ phí qua dịch vụ bưu chính hoặc nộp trực tiếp vào tài khoản của cơ quan quản lý nhà nước về quyền sở hữu công nghiệp).

Lưu ý: Trong một hồ sơ có thể yêu cầu gia hạn hiệu lực cho một hoặc nhiều văn bằng bảo hộ nếu có cùng loại đối tượng (kiểu dáng công nghiệp) và cùng chủ sở hữu.

4. Trình tự, thủ tục nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi thông tin

Bước 1: Tiếp nhận yêu cầu

Tổ chức, cá nhân nộp hồ sơ yêu cầu thay đổi thông tin đến Cục Sở hữu trí tuệ.

Bước 2: Xử lý yêu cầu

+ Trường hợp đơn không có thiếu sót: Cục SHTT ra quyết định sửa đổi văn bằng bảo hộ, ghi nhận vào Văn bằng bảo hộ (nếu có). Tiến hành đăng bạ và công bố trên Công báo sở hữu công nghiệp trong thời hạn 60 ngày kể từ ngày ra quyết định;

+ Trường hợp đơn có thiếu sót, không hợp lệ: Cục SHTT sẽ ra thông báo dự định từ chối sửa đổi văn bằng bảo hộ, nêu rõ lý do và ấn định thời hạn 02 tháng để sửa chữa hoặc có ý kiến phản đối. Nếu người yêu cầu không sửa chữa thiếu sót hoặc sửa chữa không đạt yêu cầu, không có ý kiến phản đối hoặc ý kiến phản đối không xác đáng thì Cục Sở hữu trí tuệ ra quyết định từ chối sửa đổi văn bằng bảo hộ.

5. Thời hạn giải quyết hồ sơ yêu cầu sửa đổi

Căn cứ pháp lý: Khoản 5 Điều 29 Nghị định 65/2023/NĐ-CP.

Cục SHTT giải quyết trong thời hạn 02 tháng kể từ ngày tiếp nhận hồ sơ hợp lệ.

6. Cách thức nộp hồ sơ

Người yêu cầu sửa đổi văn bằng bảo hộ qua cách thức sau: Nộp trực tiếp tới trụ sở Cục Sở hữu trí tuệ tại Hà Nội hoặc Văn phòng đại diện của Cục. Cục SHTT có 02 Văn phòng đại diện  tại TP. Hồ Chí Minh và Đà Nẵng.

7. Phí, lệ phí

Căn cứ pháp lý:

Tổ chức, cá nhân phải nộp phí, lệ phí khi tiến hành các thủ tục liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật này và các quy định khác của pháp luật có liên quan.

Mức phí được quy định cụ thể tại Thông tư số 263/2016/TT-BTC của Bộ Tài chính như sau:

Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu có thể hiện một số thông tin nhất định do đó chủ sở hữu cần hết sức lưu ý. Trên đây là nội dung tư vấn về Thủ tục sửa đổi thông tin Giấy chứng nhận đăng ký nhãn hiệu. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt. Chúng tôi rất sẵn lòng tư vấn, hỗ trợ bạn một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492