1. Quy định của pháp luật
Khoản 2, 3 Điều 81 Luật Hôn nhân và gia đình quy định, vợ, chồng thỏa thuận về người trực tiếp nuôi con, quyền, nghĩa vụ của mỗi bên sau khi ly hôn đối với con. Trường hợp không thỏa thuận được thì tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi .
Nếu con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi. Trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con thì người trực tiếp nuôi con phải là người đảm bảo được quyền lợi của con.
Quy định con từ đủ 7 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con. Điều này không đồng nghĩa con có nguyện vọng ở với ai thì tòa án sẽ giao người đó trực tiếp nuôi dưỡng. Việc giao con cho ai trong mọi trường hợp đều phải tuân thủ nguyên tắc đảm bảo quyền lợi của đứa trẻ.
2. Nhận định của Luật sư:
Để được Tòa án xem xét, quyết định cho bạn được quyền nuôi dưỡng con. Bạn cần phải chứng minh việc để hai cháu sống với bạn sẽ tốt hơn. Ví dụ như:
- Bạn có thời gian dành cho các con
- Bạn có điều kiện thu nhập, kinh tế, chỗ ở, nghề nghiệp ổn định
- Vợ hoặc chồng của bạn không đủ điều kiện để trực tiếp chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con, như:
- Không có thu nhập, không có việc làm và cũng không có tiền tích lũy để nuôi con,
- Không có thời gian dành cho con cái
- Mắc tệ nạn xã hội, có hành vi, lối sống vi phạm pháp luật…
Tuy nhiên, sau khi ly hôn thì việc giao con có thể bị thay đổi khi cha, mẹ có thỏa thuận về việc thay đổi người trực tiếp nuôi con phù hợp với lợi ích của con hoặc khi người trực tiếp nuôi con không còn đủ điều kiện trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con.
Những thông tin mà Công ty Luật TNHH Kỳ Vọng Việt đã cung cấp ở trên đây hy vọng sẽ giúp ích được cho các bạn. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!