Nộp kèm DOA cùng Hợp đồng BCC khi đăng ký đầu tư

Khi đăng ký đầu tư, việc nộp kèm các tài liệu hỗ trợ là rất quan trọng để đảm bảo tính hợp lệ của hồ sơ. Một trong những câu hỏi thường gặp là liệu có cần nộp kèm DOA cùng Hợp đồng BCC trong quá trình đăng ký đầu tư hay không?

Trong phạm vi bài viết này, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ làm rõ vấn đề Nộp kèm DOA cùng Hợp đồng BCC khi đăng ký đầu tư, dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật.

📌Tình huống:

Một nhà đầu tư nước ngoài đang có kế hoạch hợp tác với doanh nghiệp Việt Nam để triển khai dự án du lịch thông minh, trong đó ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào hoạt động du lịch. Hình thức hợp tác được lựa chọn là Hợp đồng hợp tác kinh doanh (BCC).

📌Câu hỏi của nhà đầu tư:

  1. Có thể nộp kèm DOA (chứng thư/thoả thuận cam kết) cùng Hợp đồng BCC khi xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?
  2. Việc thành lập Văn phòng điều hành có bắt buộc không trong trường hợp này?

Giải đáp tình huống

I. Có thể nộp kèm DOA với BCC trong quá trình xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư không?

Căn cứ: Điều 385 Bộ Luật Dân sự 2015

              Khoản 2 Điều 389 Bộ Luật Dân sự 2015

              Điều 401 Bộ Luật Dân sự 2015

1. DOA là gì ?

– DOA – Deed Of Agreement (chứng thư/thoả thuận cam kết) là một loại văn bản pháp lý thể hiện cam kết của một bên trong việc thực hiện một điều gì đó.

– Thỏa thuận này cần được soạn thảo, ký đóng dấu và chuyển giao cho bên còn lại.

– Những yếu tố này làm cho thoả thuận cam kết có hiệu lực theo luật thông lệ.

– DOA không được quy định cụ thể trong pháp luật Việt Nam, tuy nhiên thoả thuận này vẫn được sử dụng phổ biến trong các dự án có yếu tố nước ngoài, với bản chất là một thỏa thuận nội bộ giữa các nhà đầu tư.

2. Bản chất pháp lý của DOA theo pháp luật Việt Nam

– Hợp đồng là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ dân sự.

– Nếu DOA được giao kết giữa các pháp nhân có đại diện hợp pháp, có đối tượng rõ ràng, không trái pháp luật, thì DOA hoàn toàn có giá trị như một hợp đồng dân sự.

3. Có thể nộp DOA với BCC trong quá trình xin Giấy chứng nhận đầu tư không?

– Trong thực tế, DOA thường được xem là một phần phụ lục hoặc thỏa thuận bổ sung của BCC, phản ánh thêm cam kết nội bộ giữa các bên, đặc biệt trong phân chia lợi ích, phương án tài chính hoặc điều phối dự án.

– Nếu DOA không mâu thuẫn với nội dung chính của Hợp đồng BCC và pháp luật Việt Nam, thì có thể nộp kèm trong quá trình xin Giấy chứng nhận đầu tư để thể hiện rõ ý chí hợp tác giữa các bên.

– Tuy nhiên, nếu DOA có yếu tố nước ngoài, để được công nhận tại Việt Nam, DOA cần được:

  + Hợp pháp hóa lãnh sự (nếu ký ở nước ngoài),

  + Dịch công chứng sang tiếng Việt (nếu không ký bằng tiếng Việt),

  + Và không trái với nguyên tắc cơ bản của pháp luật Việt Nam.

II. Có bắt buộc thành lập Văn phòng điều hành để phục vụ hoạt động của Hợp đồng BCC không?

Căn cứ: Điều 49 Luật Đầu tư 2020

1. Có bắt buộc thành lập Văn phòng điều hành không?

– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC được thành lập văn phòng điều hành tại Việt Nam.

– Địa điểm văn phòng điều hành do nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC quyết định.

– Văn phòng điều hành của nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC có con dấu; được mở tài khoản, tuyển dụng lao động, ký hợp đồng và tiến hành các hoạt động kinh doanh trong phạm vi quyền và nghĩa vụ quy định tại hợp đồng BCC và Giấy chứng nhận đăng ký thành lập văn phòng điều hành.

– Nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC nộp hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành tại cơ quan đăng ký đầu tư nơi dự kiến đặt văn phòng điều hành.

– Hồ sơ đăng ký thành lập văn phòng điều hành gồm:

  + Văn bản đăng ký thành lập văn phòng điều hành, nêu rõ:

        (i) Tên, địa chỉ văn phòng điều hành

        (ii) Nội dung, thời hạn, phạm vi hoạt động

        (iii) Thông tin cá nhân của người đứng đầu

  + Quyết định của nhà đầu tư nước ngoài về việc thành lập văn phòng điều hành;

  + Bản sao quyết định bổ nhiệm người đứng đầu;

  + Bản sao hợp đồng BCC.

– Trong vòng 15 ngày kể từ ngày nhận đủ hồ sơ hợp lệ, cơ quan đăng ký đầu tư sẽ cấp Giấy chứng nhận đăng ký hoạt động văn phòng điều hành cho nhà đầu tư nước ngoài trong hợp đồng BCC.

Kết luận:

Không bắt buộc thành lập văn phòng điều hành, các bên tự quyết định dựa trên nhu cầu thực tế.

2. Ý nghĩa của việc thành lập văn phòng điều hành

– Điều phối thực hiện hợp đồng: Giám sát tiến độ dự án, đảm bảo các bên phối hợp hiệu quả, tránh hiểu lầm và chậm trễ

– Đại diện giao dịch: Có thể ký hợp đồng, làm việc với đối tác (nhà thầu, ngân hàng, cơ quan nhà nước)

– Văn phòng điều hành có thể tuyển dụng người lao động, thực hiện chế độ trả lương

– Văn phòng điều hành có tài khoản ngân hàng riêng giúp quản lý dòng tiền, đảm bảo minh bạch tài chính, tuân thủ chống rửa tiền

– Liên lạc với các cơ quan nhà nước: Thay mặt cho các bên nộp báo cáo tiến độ, xin giấy phép, làm việc với Sở Kế hoạch và Đầu tư

Trên đây là nội dung tư vấn về Nộp kèm DOA cùng Hợp đồng BCC khi đăng ký đầu tư. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm: 

Bài viết liên quan

090.225.5492