Trong đời sống thường nhật, “chơi họ” hay còn gọi là “hụi” là một hình thức góp vốn xoay vòng phổ biến tại Việt Nam, đặc biệt trong các cộng đồng dân cư, nơi mà lòng tin giữa người với người đóng vai trò then chốt. Tuy nhiên, bên cạnh những lợi ích như giúp tiết kiệm, xoay vòng vốn nhanh chóng, hình thức này cũng tiềm ẩn không ít rủi ro – từ việc đứt dây, giựt họ cho đến những hành vi tổ chức họ mang tính chất lừa đảo hoặc vi phạm pháp luật.
Trong bài viết dưới đây, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ phân tích các rủi ro thường gặp khi tham gia chơi họ, đồng thời cung cấp những lưu ý và căn cứ pháp lý quan trọng để giúp người dân tổ chức và tham gia chơi họ một cách an toàn, hợp pháp.
1. Những rủi ro khi chơi họ
🔸 Đứt dây họ hay bể họ:
- Việc chơi họ là do nhiều người cùng tham gia đóng góp tài sản theo định kỳ.
- Nếu một người ngừng góp thì những người sau cũng sẽ không góp nữa vì sợ không thu lại tiền.
- Hệ quả: Những thành viên chưa được “hốt họ” sẽ mất trắng tài sản đã đóng góp trước đó.
🔸 Giựt họ:
- Chủ họ ôm tiền bỏ trốn khiến người chơi lâm vào cảnh khốn đốn, nợ nần.
- Chủ họ có thể có ý định lừa đảo từ đầu.
- Thường tạo ra các dây họ hay con họ “ma” nhằm tạo lòng tin rồi chiếm đoạt.
🔸 Bán họ:
- Hình thức các chủ hụi tạo ra những đường dây họ “khống” và bán lại cho những người đang cần gom hụi chót để lấy tiền.
- Mức giá rao bán sẽ thấp hơn rất nhiều so với mức họ chót thu được mà chủ họ nêu ra.
2. Cách chơi họ để không vi phạm pháp luật
2.1. Khi tổ chức chơi họ, các thành viên cần:
🔹 Về điều kiện tham gia:
- Thành viên phải từ 18 tuổi trở lên.
- Không thuộc trường hợp mất hoặc hạn chế năng lực hành vi dân sự.
🔹 Nếu có thay đổi nơi cư trú:
- Chủ họ và thành viên dây họ phải thông báo về nơi cư trú mới cho các thành viên còn lại
🔹 Khi có người muốn gia nhập dây họ thì chủ họ phải thông báo các nội dung sau:
- Số lượng dây họ mà mình làm chủ họ.
- Số lượng thành viên của từng dây họ mà mình đang làm chủ họ.
- Phần họ, kỳ mở họ.
🔹 Về thỏa thuận:
- Thỏa thuận về dây họ phải được thành lập thành văn bản và có đầy đủ các nội dung.
- Có thể công chứng, chứng thực nếu muốn.
- Chủ họ phải lập và giữ sổ họ, trừ trường hợp có thỏa thuận về việc một thành viên lập và giữ sổ họ.
- Trường hợp dây họ không có chủ họ thì các thành viên thỏa thuận giao cho một thành viên lập và giữ sổ họ.
🔹 Về nghĩa vụ giao họ:
– Chủ hụi phải giao họ cho thành viên mỗi kỳ ở hụi. Trường hợp đến kỳ mở họ mà chủ họ không giao phần họ cho thành viên được lĩnh họ thì chủ họ có trách nhiệm đối với thành viên đó như sau:
- Thực hiện đúng nghĩa vụ giao họ.
- Trả lãi đối với số tiền chậm giao cho thành viên được lĩnh hụi theo quy định của pháp luật.
- Chịu phạt vi phạm trong trường hợp những người tham gia dây họ có thỏa thuận phạt vi phạm theo quy định tại Điều 418 của Bộ luật dân sự 2015.
- Bồi thường thiệt hại (nếu có).
🔹 Về quyền thành viên:
- Thành viên dây họ được quyền xem, sao chụp sổ họ và cung cấp các thông tin liên quan đến dây họ khi có yêu cầu.
🔹 Về giấy biên nhận:
– Chủ họ phải giao giấy biên nhận cho thành viên khi thực hiện các hoạt động sau:
- Góp họ, lĩnh họ;
- Nhận lãi, trả lãi;
- Thực hiện giao dịch khác có liên quan.
🔹 Về thông báo cho chính quyền:
– Chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho Ủy ban nhân dân cấp xã nơi cư trú về việc tổ chức dây họ khi thuộc một trong các trường hợp sau:
- Tổ chức các dây họ có giá trị các phần họ tại một kỳ mở họ tử 100 triệu đồng trở lên;
- Tổ chức từ hai dây họ trở lên.
- Trường hợp thông tin về dây họ đã được thông báo mà có sự thay đổi thì chủ họ phải thông báo bằng văn bản cho UBND cấp xã nơi cư trú về việc thay đổi đó.
2.2. Không được lấy lãi suất quá cao (tránh bị coi là cho vay nặng lãi)
📖 Căn cứ: Điều 21,22 Nghị định 19/2019/NĐ-CP; Điều 468 Bộ luật dân sự 2015
- Đối với họ có lãi, nếu là chủ họ và thu phần lời quá cao (đặt biệt nếu vượt quá 20%/năm của số tiền họ), có thể bị coi là cho vay nặng lãi.
- Ngoài lãi suất, không thu thêm hoa hồng hay phí vượt khung, tổng chi phí (lãi + hoa hồng) không vượt quá 20%/năm.
- Nếu chậm góp, lãi phạt không được vượt quá 150% mức lãi suất thỏa thuận ban đầu hoặc mức quy định tại khoản 2 Điều 468 Bộ luật dân sự 2015.
2.3. Không được “giật họ” – có thể bị truy tố hình sự
📖 Căn cứ: Điều 175 Bộ luật hình sự 2015
– Khi tham gia chơi họ không được có hành vi:
- Bỏ trốn;
- Không đóng tiền;
- Làm giả thông tin để “hốt họ rồi chạy”.
➡ Hành vi này có thể bị truy tố về tội “Lạm dụng tín nhiệm chiếm đoạt tài sản”.
2.4. Không nên tổ chức họ theo kiểu đa cấp hoặc để huy động vốn
📖 Căn cứ: Điểm b Khoản 3 Điều 16 Nghị định 144/NĐ-CP
– Không được có hành vi tổ chức dây họ nhưng không dừng ở việc góp xoay vòng, mà còn:
- Lôi kéo thêm người khác tham gia bằng cách hứa hẹn lợi nhuận cao (như “đóng 10 triệu, mỗi tháng nhận về 12 triệu”).
- Dùng tiền người mới để trả cho người cũ, mà không có dòng tiền thực tế từ hoạt động kinh doanh hay tạo giá trị.
- Dùng tiền của họ để kinh doanh, đầu tư mà không nói rõ, không xin phép.
- Có dấu hiệu lợi nhuận không rõ ràng hoặc không hợp lý.
Kết luận
Chơi họ vốn là một hình thức huy động vốn dân gian mang tính cộng đồng cao, nếu được tổ chức đúng cách sẽ mang lại nhiều lợi ích thiết thực. Tuy nhiên, người tham gia cần tỉnh táo, nắm rõ quy định và tránh xa những hình thức chơi họ biến tướng để bảo vệ quyền lợi và tài sản của mình.
Trên đây là nội dung tư vấn về việc Những điều cần lưu ý khi chơi họ để không vi phạm pháp luật Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Pháp luật về tổ chức và xử lý vi phạm trong hoạt động chơi họ
- Hiểu đúng về dây họ để tránh rủi ro pháp lý
- Các khoản phí, lệ phí phải nộp khi chuyển mục đích sử dụng đất ở
- Quy định pháp luật về khu công nghiệp sinh thái