Di sản thừa kế là tài sản quý giá mà người đã khuất để lại cho người thân. Tuy nhiên, việc phân chia di sản này đôi khi gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi di sản liên quan đến quyền lợi của các các nhân trong hộ gia đình. Trong trường hợp này, việc khởi kiện ra tòa án là biện pháp cần thiết để bảo vệ quyền lợi của các thành viên trong gia đình.
Trong phạm vi bài viết này, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ làm rõ vấn đề Khởi kiện để chia di sản thừa kế cho hộ gia đình, dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật.
I. Trước khi đưa ra Toà tranh chấp thì có bắt buộc thực hiện thủ tục hoà giải tại UBND xã không?
Căn cứ: Khoản 2 Điều 3 Nghị quyết 04/2017/NQ- HĐTP
– Đối với tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… không bắt buộc phải hòa giải tại UBND xã trước khi khởi kiện ra Tòa án.
– Đối với tranh chấp khác liên quan đến quyền sử dụng đất như: tranh chấp về giao dịch liên quan đến quyền sử dụng đất, tranh chấp về thừa kế quyền sử dụng đất, chia tài sản chung của vợ chồng là quyền sử dụng đất,… thì thủ tục hòa giải tại Ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn nơi có đất tranh chấp không phải là điều kiện khởi kiện vụ án.
II. Khi chia thừa kế thửa đất đai có bắt buộc phải khởi kiện chia bằng hiện vật cho các hàng thừa kế hay không?
Căn cứ: Điều 660 Bộ Luật dân sự 2015
1. Quyền yêu cầu phân chia di sản
Những người thừa kế có quyền yêu cầu phân chia di sản thừa kế bằng hiện vật.
2. Trường hợp không thể chia đều bằng hiện vật
Nếu di sản không thể chia đều cho tất cả người thừa kế bằng hiện vật, thì các bên có thể tự thỏa thuận về hai vấn đề:
(1) Định giá hiện vật
Là việc xác định giá trị tài sản để đảm bảo sự công bằng trong quá trình phân chia.
(2) Thoả thuận về người nhận hiện vật
Là việc xem ai trong số những người thừa kế sẽ nhận tài sản đó và cách thức bù trừ (nếu có) cho những người còn lại.
3. Trường hợp không đạt được thỏa thuận
Nếu những người thừa kế không thể thống nhất về định giá tài sản hoặc không thống nhất được ai là người nhận hiện vật, thì tài sản đó sẽ được bán đi.
Số tiền thu được từ việc bán tài sản sẽ được chia theo phần thừa kế của từng người.
III. Giấy tờ nộp kèm đơn khởi kiện vụ án chia di sản thừa kế đất đai
Các giấy tờ cần chuẩn bị để nộp kèm đơn khởi kiện vụ án chia di sản thừa kế đất đai gồm:
- Giấy chứng tử của người để lại di sản: Để xác nhận thời điểm mở thừa kế.
- Giấy tờ nhân thân của những người thừa kế: CMND/CCCD/Hộ chiếu.
- Giấy tờ chứng minh quan hệ của những người thừa kế với người để lại di sản.
- Giấy khai sinh, giấy chứng nhận kết hôn, v.v.
- Giấy tờ chứng minh quyền sở hữu tài sản của người để lại di sản.
- Các giấy tờ khác: Theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền.
Lưu ý:
Trường hợp có người nhận thừa kế đã chết thì cần bổ sung thêm các giấy tờ sau:
– Giấy chứng tử của người thừa kế đã chết (bản gốc hoặc bản sao công chứng).
– Giấy tờ của người thừa kế thế vị (nếu có)
Kết luận:
Việc khởi kiện chia di sản thừa kế cho hộ gia đình là một quá trình phức tạp, đòi hỏi sự kiên nhẫn và hiểu biết pháp luật. Tuy nhiên, đây là biện pháp cuối cùng và cần thiết để đảm bảo sự công bằng, minh bạch trong việc phân chia tài sản, đồng thời gìn giữ mối quan hệ tốt đẹp giữa các thành viên trong gia đình.
Trên đây là nội dung tư vấn về Khởi kiện để chia di sản thừa kế cho hộ gia đình. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.
Trân trọng cảm ơn!
Zalo: 090.225.5492
Xem thêm:
- Nhận chuyển nhượng đất nông nghiệp: Cần hộ khẩu không?
- Tranh chấp con cái khi ly hôn: Tòa có gọi con không?
- Quy định về dạy thêm ngoài nhà trường năm 2025