Hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội

Khi đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội, nhà đầu tư được thực hiện các hoạt động nào? Thủ tục xin cấp phép đầu tư ra sao? Đây là thắc mắc chung của rất nhiều nhà đầu tư. Trong bài viết này, Luật sư của Luật Kỳ Vọng Việt sẽ giải đáp chi tiết.

1. Đầu tư dự án trong khu công nghiệp là gì?

Theo quy định của Luật Đầu tư 2020:

“Dự án đầu tư” là tập hợp đề xuất bỏ vốn trung hạn hoặc dài hạn để tiến hành các hoạt động đầu tư kinh doanh trên địa bàn cụ thể, trong khoảng thời gian xác định.

– “Khu công nghiệp” là khu vực có ranh giới địa lý xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và cung ứng dịch vụ cho sản xuất công nghiệp.

Như vậy, đầu tư dự án trong khu công nghiệp hiểu nôm na là việc các cá nhân, tổ chức thực hiện các hoạt động đầu tư kinh doanh trong địa bàn khu công nghiệp – địa bàn có ranh giới xác định, chuyên sản xuất hàng công nghiệp và thực hiện các dịch vụ cho sản xuất hàng công nghiệp. 

Hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội

2. Các hoạt động nhà đầu tư được thực hiện trong khu công nghiệp Hà Nội

Trong khu công nghiệp Hà Nội, nhà đầu tư được thực hiên các hoạt động sau:

  • Thuê hoặc mua nhà xưởng, văn phòng, kho bãi đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh.
  • Sử dụng có trả tiền các công trình kết cấu hạ tầng kỹ thuật, các công trình dịch vụ. Bao gồm: Hệ thống đường giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, thông tin liên lạc, xử lý nước thải, chất thải và các công trình dịch vụ, tiện ích công cộng khác (gọi chung là phí sử dụng hạ tầng).
  • Chuyển nhượng và nhận chuyển nhượng quyền sử dụng đất
  • Thuê đất, thuê lại đất đã xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật để xây dựng nhà xưởng, văn phòng và các công trình khác phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định.
  • Được cho thuê, cho thuê lại nhà xưởng, văn phòng, kho bãi và các công trình khác đã xây dựng để phục vụ sản xuất, kinh doanh theo quy định.
  • Các hoạt động khác theo quy định của Luật Đầu tư.

(Căn cứ Điều 62 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

3. Thủ tục đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội

3.1. Đối với dự án không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư tại khu công nghiệp Hà Nội bao gồm:

  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư;
  • Tài liệu về tư cách pháp lý của nhà đầu tư. Đối với nhà đầu tư là cá nhân: Bản sao chứng minh nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu. Đối với nhà đầu tư là tổ chức: Bản sao Giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý;
  • Đề xuất dự án đầu tư. 
  • Bản sao một trong các tài liệu sau: báo cáo tài chính 02 năm gần nhất của nhà đầu tư; cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ; cam kết hỗ trợ tài chính của tổ chức tài chính; bảo lãnh về năng lực tài chính của nhà đầu tư; tài liệu thuyết minh năng lực tài chính của nhà đầu tư;
  • Bản sao thỏa thuận thuê địa điểm hoặc tài liệu khác xác nhận nhà đầu tư có quyền sử dụng địa điểm thuê để thực hiện dự án đầu tư;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC.
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư, yêu cầu về điều kiện, năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

(Tham khảo: Điều 36 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

Thời hạn giải quyết: trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ.

3.2. Đối với dự án thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

* Trường hợp thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Căn cứ Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ quan đăng ký đầu tư cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư.

* Trường hợp không thuộc diện cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư:

Nếu nhà đầu tư có nhu cầu cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, cần nộp một bộ hồ sơ gồm:

  • Quyết định chấp thuận chủ trương đầu tư
  • Văn bản đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư      

(Tham khảo: Điều 35 Nghị định 31/2021/NĐ-CP)

Nhà đầu tư nộp 01 bộ hồ sơ đến Ban Quản lý các Khu công nghiệp và Chế xuất Hà Nội.

Thời hạn giải quyết: 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận được văn bản đề nghị.

Lưu ý: Đối với dự án đầu tư thực hiện tại Hà Nội và 1 tỉnh khác hoặc dự án đầu tư thực hiện ở trong và ngoài khu công nghiệp thì thẩm quyền thuộc về cơ quan (ban quản lý khu công nghiệp/Sở kế hoạch và đầu tư) nơi nhà đầu tư thực hiện dự án đầu tư, đặt hoặc dự kiến đặt văn phòng điều hành để thực hiện dự án đầu tư.

4. Giải đáp thắc mắc về hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội

– Thực hiện thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội như thế nào?

Sau khi được cấp phép, nhà đầu tư cần tiến hành hoạt động đăng ký kinh doanh tương ứng với hình thức đầu tư để xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp.

Tham khảo: Thủ tục thành lập doanh nghiệp dễ hiểu nhất

– Lệ phí cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư là bao nhiêu?

Hiện nay, thủ tục cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư được quy định tại Luật Đầu tư 2020 và các văn bản hướng dẫn thi hành không quy định về lệ phí. Do đó, nhà đầu tư khi xin giấy chứng nhận đầu tư không phải nộp lệ phí.

Trên đây là nội dung tư vấn của Luật Kỳ Vọng Việt về hoạt động đầu tư vào khu công nghiệp Hà Nội. Quý Khách có nhu cầu tham khảo dịch vụ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư trong khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên, vui lòng liên hệ với chúng tôi qua hotline 1900 633 298 để được tư vấn và hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm: 

Thủ tục đầu tư trong khu công nghiệp tỉnh Hưng Yên

Thay đổi thông tin nhà đầu tư tại dự án khu công nghiệp Hà Nội

Bài viết liên quan

090.225.5492