Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài

Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài trong những năm gần đầu nhận được nhiều sự quan tâm của nhà đầu tư nước ngoài. Ngoài việc phải đáp ứng các điều kiện tại Biểu cam kết WTO thì ngành nghề kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài phải đáp ứng các điều kiện chặt chẽ theo pháp luật Việt Nam và các Điều ước quốc tế khác. Vậy, kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài cần những điều kiện và thủ tục gì? Mời bạn tham khảo bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết WTO

Mã ngành CPC của ngành nghề kinh doanh trò chơi điện tử là: CPC 964

– Nhà đầu tư nước ngoài khi kinh doanh trò chơi điện tử tại Việt Nam phải đáp ứng điều kiện:

  • Chỉ được kinh doanh dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được phép cung cấp dịch vụ này
  • Phần vốn góp của phía nước ngoài trong liên doanh không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh

2. Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

– Cửa hàng trò chơi điện tử phải cách các trường tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông từ 200m trở lên

– Bảo đảm trật tự, an toàn giao thông

– Trang thiết bị đảm bảo chất lương âm thanh, hình ảnh

– Hình thức trang thiết bị phải phù hợp với thẩm mỹ Việt Nam

– Nội dung trò chơi điện tử phải lành mạnh, không vi phạm các điều cấm

– Không được hoạt động sau 10 giờ đêm đến 8 giờ sáng

– Nghiêm cấm tổ chúc kinh doanh trò chơi điện tử có tính chất đánh bạc

– Phải tự phân loại trò chơi điện tử theo độ tuổi, cụ thể như sau:

  • Trò chơi điện tử dành cho người lớn (Từ 18 tuổi trở lên, ký hiệu là 18+): Là trò chơi có hoạt động đối kháng có sử dụng vũ khí; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh khiêu dâm
  • Trò chơi điện tử dành cho thiếu niên (từ 12 tuổi trở lên, ký hiệu 12+): Là trò chơi có hoạt động đối kháng, chiến đấu có sử dụng vũ khí khi chiến đấu, không có hoạt động, hình ảnh, âm thành, nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người
  • Trò chơi điện tử dành cho mọi lứa tuổi (ký hiệu 00+): Là trò chơi mô phỏng dạng hoạt hình; không có hoạt động đối kháng bằng vũ khí; không có hình ảnh, âm thanh ma quái, kinh dị, bạo lực; không có hoạt động, âm thanh, hình ảnh nhân vật mặc hở hang, khiêu dâm, quay cận cảnh gây chú ý đến các bộ phận nhạy cảm trên cơ thể người

3. Điều kiện kinh doanh trò chơi điện tử có vốn nước ngoài tại các Điều ước quốc tế khác

– Quy định tại các Hiệp định (VJEPA, VKFTA, EVFTA, AFAS):

  • Chỉ được kinh doanh dưới hình thức Hợp đồng hợp tác kinh doanh hoặc liên doanh với đối tác Việt Nam đã được cấp phép sử dụng dịch vụ này
  • Phần vốn góp của phía nước ngoài không được vượt quá 49% vốn pháp định của liên doanh

– Riêng CPTPP bổ sung:

  • Sau 02 năm kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ cho phép đầu tư nước ngoài với tỷ lệ 51% trong dịch vụ trò chơi điện tử cung cấp qua mạng internet
  • Sau 05 năm kể từ khi Hiệp định CPTPP có hiệu lực, Việt Nam sẽ bỏ hạn chế về tỷ lệ vốn góp của bên nước ngoài đối với các nhà cung cấp dịch vụ này

4. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty kinh doanh trò chơi điện tử có vốn đầu tư nước ngoài

a. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
  • Bản sao Hộ chiếu của nhà đầu tư
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
– Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án/Hoặc báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong đó thể hiện lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng số tiền nhà đầu tư dự kiến góp vào để thực hiện dự án
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện quản lý vốn góp của nhà đầu tư
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký đầu tư

** Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật công chứng (Trừ Hộ chiếu nước ngoài)

b. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có kết quả của Hồ sơ xin cấp IRC, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp ERC như sau:

  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Áp dụng cho các thành viên/cổ đông đều là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của thành viên/cổ đông công ty (Áp dụng cho các thành viên/cổ đông đều là cá nhân)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ tại cơ quan đăng ký kinh doanh

5. Các công việc cần làm ngay sau khi thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài

  • Treo biển Công ty
  • Mua chữ ký số
  • Kê khai tờ khai lệ phí môn bài
  • Mở tài khoản vốn và chuyển tiền đầu tư vào theo tiến độ thực hiện dự án
  • Mở tài khoản thanh toán
  • Phát hành hóa đơn điện tử

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)
  • Nghị định 72/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 103/2009/NĐ-CP
  • Nghị định 27/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 142/2018/NĐ-CP

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492