Đền bù thu hồi đất nông nghiệp 5%

Việc thu hồi đất nông nghiệp, đặc biệt là phần đất công ích 5%, luôn là vấn đề nhạy cảm, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người dân. Chính sách đền bù thỏa đáng không chỉ đảm bảo quyền lợi của người bị thu hồi đất mà còn góp phần tạo sự đồng thuận, thúc đẩy quá trình phát triển kinh tế – xã hội của địa phương.

Trong phạm vi bài viết này, Luật Kỳ Vọng Việt sẽ làm rõ vấn đề Đền bù thu hồi đất nông nghiệp 5%, dựa trên các quy định hiện hành của pháp luật.

I. Loại đất được đền bù

Căn cứ: Khoản 1,2 Điều 9 Luật Đất Đai 2024

Dựa trên mục đích sử dụng, đất đai được phân loại bao gồm nhóm đất nông nghiệp, nhóm đất phi nông nghiệp, nhóm đất chưa sử dụng.

Nhóm đất nông nghiệp bao gồm các loại đất sau đây:

  • Đất trồng cây hằng năm, gồm đất trồng lúa và đất
  • Trồng cây hằng năm khác;
  • Đất trồng cây lâu năm;
  • Đất lâm nghiệp, gồm đất rừng đặc dụng, đất rừng
  • Phòng hộ, đất rừng sản xuất;
  • Đất nuôi trồng thủy sản;
  • Đất chăn nuôi tập trung;
  • Đất làm muối;
  • Đất nông nghiệp khác.

II. Các khoản được bồi thường, hỗ trợ đền bù theo quy định của pháp luật

1. Đền bù về đất

Căn cứ: Phụ lục 32, Quyết định số 71/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

Đối với giá đất nông nghiệp trồng cây lúa nước và cây hàng năm: 155.000đ/m2

  • Đối với giá đất nông nghiệp trồng cây lâu năm: 182.000đ/m2
  • Đối với giá đất nuôi trồng thuỷ sản: 155.000đ/m2

Lưu ý:

Mức giá trên được trích từ Phụ lục 32, Quyết định 71/2024/QĐ-UBND của Thành phố Hà Nội có hiệu lực ngày 20/12/2024 là cơ sở tham khảo nhưng không phải giá đất đền bù chính thức. Giá đất đền bù chính thức do UBND thành phố Hà Nội quyết định theo giá đất cụ thể tại thời điểm thu hồi.

2. Bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại

Căn cứ: Khoản 2 Điều 107 Luật Đất đai 2024

– Chi phí san lấp mặt bằng.

– Chi phí cải tạo đất (tăng độ màu mỡ, thau chua rửa mặn, chống xói mòn/xâm thực với đất nông nghiệp).

– Chi phí gia cố đất (tăng khả năng chịu lực, chống rung, sụt lún cho đất sản xuất, kinh doanh).

– Kinh phí bồi thường, hỗ trợ, tái định cư đã ứng trước nhưng chưa khấu trừ hết vào tiền sử dụng đất/thuê đất.

– Các chi phí khác liên quan phù hợp với mục đích sử dụng đất.

3. Người có đất thu hồi không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thì được đền bù không?

Căn cứ: Điểm a, b Khoản 1 Điều 5, Quyết định 56/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

Trong trường hợp người có đất thu hồi không có hồ sơ, chứng từ chứng minh đã đầu tư vào đất thì được bồi thường chi phí đầu tư vào đất còn lại theo mức như sau:

– Đối với đất nông nghiệp trồng lúa nước, đất trồng cây hằng năm: 50.000 đồng/m²;

– Đối với đất nông nghiệp trồng cây lâu năm, đất nuôi trồng thủy sản: 35.000 đồng/m².

– Mức bồi thường tối đa không vượt quá 250.000.000 đồng/người sử dụng đất.

– Đối với đất rừng sản xuất bị thu hồi đến 01 (một) ha: 25.000 đồng/m²;

– Đối với đất rừng sản xuất bị thu hồi từ trên 01 (một) ha trở lên: 7.500 đồng/m².

– Mức bồi thường tối đa không vượt quá 500.000.000 đồng/người sử dụng.

4. Bồi thường di chuyển mồ mả

Căn cứ: Khoản 1,2 Điều 9, Quyết định 56/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

– Trường hợp hộ gia đình di chuyển mồ mả về khu đất do Nhà nước bố trí thì được bồi thường di chuyển mồ mả theo đơn giá cụ thể

– Trường hợp gia đình tự lo đất di chuyển mồ mả thì hộ gia đình được hỗ trợ chi phí về đất đai là 10.000.000 đồng (mười triệu đồng)/mộ.

5. Hỗ trợ ổn định đời sống

Căn cứ: Khoản 1,2 Điều 19, Nghị định 88/2024/NĐ-CP

Tỷ lệ đất bị thu hồi từ 30% – 70%:

  • Hỗ trợ 6 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.
  • Hỗ trợ 12 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • Nếu di chuyển đến vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn, hỗ trợ tối đa 24 tháng.

Tỷ lệ đất bị thu hồi trên 70%:

  • Hỗ trợ 12 tháng nếu không phải di chuyển chỗ ở.
  • Hỗ trợ 24 tháng nếu phải di chuyển chỗ ở.
  • Hỗ trợ tối đa 36 tháng, nếu di chuyển đến vùng khó khăn hoặc đặc biệt khó khăn.

Diện tích đất nông nghiệp bị thu hồi được tính theo từng dự án trong phạm vi xã/phường/thị trấn tại thời điểm có quyết định bồi thường, không cộng dồn từ các dự án trước đó.

Mức hỗ trợ: Tương đương 30 kg gạo/tháng/nhân khẩu, tính theo giá trung bình tại thời điểm hỗ trợ.

Trường hợp thu hồi dưới 30% diện tích đất nông nghiệp hoặc không đủ điều kiện bồi thường:

  • UBND cấp tỉnh quyết định mức hỗ trợ, thời gian hỗ trợ và cách chi trả.
  • Mức hỗ trợ không vượt quá quy định

6. Hỗ trợ ổn định sản xuất

Căn cứ: Điều 14, Quyết định 56/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

Đối tượng áp dụng:

  • Tổ chức kinh tế, hộ gia đình, cá nhân sản xuất, kinh doanh.
  • Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài.

Mức hỗ trợ:

  • Tối đa 30% thu nhập sau thuế của một năm, tính theo thu nhập bình quân của 3 năm liền kề trước đó.

Hình thức chi trả:

  • Chi trả một lần cùng thời điểm với việc chi trả tiền bồi thường, hỗ trợ.

7. Hỗ trợ di dời vật nuôi

Căn cứ: Điều 15, Quyết định 56/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

Đối với vật nuôi mức hỗ trợ tối đa không vượt quá 30% mức bồi thường theo quy định đối với vật nuôi cùng loại.

8. Thưởng tiến độ bàn giao mặt bằng

Căn cứ: Khoản 1 Điều 18, Quyết định 56/2024/QĐ- UBND của Thành phố Hà Nội

Đối với người sử dụng đất nông nghiệp là hộ gia đình, cá nhân đã nhận tiền bồi thường, hỗ trợ, bàn giao mặt bằng đúng tiến độ được thưởng 3.000 đồng/m², nhưng không quá 3.000.000 đồng/người sử dụng đất.

Kết luận:

Đền bù thu hồi đất nông nghiệp 5% là một vấn đề phức tạp, đòi hỏi sự công khai, minh bạch và tuân thủ pháp luật. Việc đảm bảo quyền lợi chính đáng của người dân, đồng thời hài hòa với lợi ích chung của xã hội, là yếu tố then chốt để chính sách này đạt được hiệu quả tích cực.

Trên đây là nội dung tư vấn về Đền bù thu hồi đất nông nghiệp 5%. Nếu bạn còn thắc mắc liên quan đến vấn đề này, hãy liên hệ với Luật Kỳ Vọng Việt để được tư vấn, hỗ trợ một cách chính xác nhất.

Trân trọng cảm ơn!

Zalo: 090.225.5492

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492