Điều kiện kinh doanh dịch vụ logistics của nhà đầu tư nước ngoài

Kinh doanh dịch vụ Logistics có vốn đầu tư nước ngoài được quy định như thế nào khi dịch vụ Logistics là một trong những ngành nghề đang phát triển rất mạnh mẽ tại Việt Nam và thu hút nhiều sự quan tâm của các nhà đầu tư trong và ngoài nước. Mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây của Luật Kỳ Vọng Việt.

Dịch vụ Logistics theo quy định tại Điều 233 Luật Thương mại 2005 gồm các hoạt động sau:

  • Nhận hàng 
  • Vận chuyển
  • Lưu kho
  • Lưu bãi
  • Làm thủ tục hải quan, các thủ tục giấy tờ khác, tư vấn khách hàng
  • Đóng gói bao bì
  • Ghi ký mã hiệu
  • Giao hàng
  • Hoặc các dịch vụ khác có liên quan đến hàng háo theo thỏa thuận với khách hàng để hưởng thù lao

Điều kiện kinh doanh Logistics của nhà đầu tư nước ngoài

1. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics có vốn đầu tư nước ngoài theo Biểu cam kết dịch vụ WTO

Theo  Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO, dịch vụ Logistics gồm các mã CPC sau:

– Dịch vụ xếp dỡ công-ten-nơ, trừ dịch vụ cung cấp tại các sân bay (một phần của CPC 7411). Đối với dịch vụ này, nhà đầu tư phải đáp ứng 02 điều kiện:
  • Phải cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam
  • Tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 50%
Dịch vụ kho bãi (CPC 742) và Dịch vụ đại lý vận tải hàng hóa (CPC 748). Đối với 02 dịch vụ này không bị hạn chế nên nhà đầu tư nước ngoài có thể:
  • Thành lập Công ty 100% vốn nước ngoài tại Việt Nam hoặc
  • Liên doanh với đối tác Việt Nam theo nhu cầu của mình
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường sắt (CPC 7112). Đối với dịch vụ này, nhà đầu tư phải đáp ứng 02 điều kiện:
  • Phải cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam
  • Tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 49%
Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ (CPC 7123). Đối với dịch vụ này, nhà đầu tư phải đáp ứng 03 điều kiện:
  • Phải cung cấp dịch vụ thông qua liên doanh với đối tác Việt Nam
  • Tỷ lệ vốn góp của phía nước ngoài không quá 51%
  • 100% lái xe của liên doanh phải là công dân Việt Nam
– Dịch vụ khác (một phần của CPC 749). Nhà đầu tư được cung cấp dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa hoặc các dịch vụ khác khi đáp ứng điều kiện:
  • Thành lập liên doanh với đối tác Việt Nam
  • Tỷ lệ vốn của bên nước ngoài không quá 49%
  • Sau 3 năm kể từ khi gia nhập, hạn chế này sẽ là 51%
  • 4 năm sau đó, hạn chế về vốn này sẽ được bãi bỏ

2. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics có vốn đầu tư nước ngoài theo pháp luật Việt Nam

– Trường hợp kinh doanh dịch vụ vận tải hàng hóa đường biển (trừ vận tải nội địa). Nhà đầu tư phải đáp ứng các điều kiện sau:
  • Được thành lập công ty vận hành đội tàu treo cờ Việt Nam hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư không quá 49%
  • Tổng số thuyền viên nước ngoài làm việc trên các tài treo cờ quốc tịch Việt Nam thuộc sở hữu của các công ty này tại Việt Nam không có 1/3 định biên của tàu
  • Thuyền trưởng hoặc thuyền phó thứ nhất phải là công dân Việt Nam
– Đối với dịch vụ xếp dỡ container đường biển:
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư không quá 50%
  • Được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
– Đối với dịch vụ xếp dỡ container thuộc mọi phương thức vận tải (trừ dịch vụ tại các sân bay):
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư không quá 50%
– Đối với dịch vụ thông quan vận tải biển:
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước
  • Không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
  • Được thành lập hiện diện thương mại tại Việt Nam dưới hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
– Các dịch vụ khác như: Kiểm tra vận đơn, dịch vụ môi giới vận tải hàng hóa, kiểm định hàng hóa, lấy mẫu và xác định trọng lượng; dịch vụ nhận và chấp nhận hàng; dịch vụ chuẩn bị chứng từ vận tải:
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp, trong đó có vốn góp của nhà đầu tư trong nước
  • Không hạn chế tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài
– Dịch vụ vận tải hàng hóa đường thủy nội địa, đường sắt:
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Tỷ lệ vốn của nhà đầu tư không quá 49%
– Dịch vụ vận tải hàng hóa đường bộ:
  • Được thực hiện thông qua hình thức hợp đồng hợp tác kinh doanh
  • Được thành lập doanh nghiệp hoặc góp vốn, mua cổ phần, phần vốn góp trong doanh nghiệp
  • Tỷ lệ vốn góp của nhà đầu tư nước ngoài không quá 51%
  • 100% lái xe của doanh nghiệp phải là công dân Việt Nam
– Dịch vụ phân tích và kiểm định kĩ thuật:
  • Đối với dịch vụ được cung cấp để thực hiện thẩm quyền của Chính phủ được hiện dưới hình thức doanh nghiệp trong đó vốn góp của nhà đầu tư trong nước sau 03 năm hoặc dưới hình thức doanh nghiệp trong đó không hạn chế vốn góp nhà đầu tư nước ngoài sau 05 năm kể từ khi nhà cung cấp dịch vụ tư nhân được phép inh doanh dịch vụ đó
  • Không được kinh doanh dịch vụ kiểm định và cấp Giấy chứng nhận cho các phương tiện vận tải
  • Việc thực hiện dịch vụ phân tích và kiểm định kỹ thuật bị hạn chế hoạt động tại các khu vực địa lý được cơ quan có thẩm quyền xác định vì lý do an ninh quốc phòng

3. Điều kiện kinh doanh dịch vụ Logistics của nhà đầu tư theo các Điều ước quốc tế khác

Ngoài điều kiện quy định tại Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO và quy định của pháp luật Việt Nam. Khi kinh doanh dịch vụ Logistics của nhà đầu tư thì tùy thuộc vào quốc tịch của từng nhà đầu tư, có thể tham khảo thêm các điều kiện quy định tại các Điều ước quốc tế sau:

  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

(Tham khảo tại website chính thức của Hệ thống thông tin quốc gia về đầu tư nước ngoài)

4. Trình tự, thủ tục thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ Logistics tại Việt Nam

a. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (IRC)

– Đối với nhà đầu tư là cá nhân:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
  • Bản sao Hộ chiếu của nhà đầu tư
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)
– Đối với nhà đầu tư là tổ chức:
  • Văn bản đề nghị thực hiện dự án đầu tư
  • Đề xuất dự án đầu tư
  • Văn bản giải trình năng lực tài chính của nhà đầu tư
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp
  • Văn bản ủy quyền cho người trực tiếp nộp hồ sơ
  • Bản sao Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương đương hoặc lớn hơn số vốn đầu tư mà nhà đầu tư dự kiến góp vào để thành lập dự án/Hoặc báo cáo tài chính của nhà đầu tư trong đó thể hiện lợi nhuận lớn hơn hoặc bằng số tiền nhà đầu tư dự kiến góp vào để thực hiện dự án
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của Nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao Hộ chiếu người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư nước ngoài
  • Bản sao hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện quản lý vốn góp của nhà đầu tư
  • Bản sao Hợp đồng thuê địa điểm dự án đầu tư
  • Bản sao Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu nhà ở và tài sản khác gắn liền với đất (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê nhà ở riêng lẻ làm trụ sở thực hiện dự án)
  • Bản sao Giấy phép xây dựng và văn bản thể hiện tòa nhà đủ điều kiện PCCC (Áp dụng đối với trường hợp Nhà đầu tư thuê Tòa nhà có chức năng làm văn phòng làm trụ sở thực hiện dự án)

** Lưu ý: Các tài liệu do nước ngoài cấp đều phải được hợp pháp hóa lãnh sự và được dịch thuật công chứng (Trừ Hộ chiếu nước ngoài)

b. Hồ sơ xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp (ERC)

Sau khi có kết quả của Hồ sơ xin cấp IRC, nhà đầu tư chuẩn bị một bộ hồ sơ để xin cấp ERC như sau:

– Đối với mô hình Công ty TNHH 1 thành viên, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao hộ chiếu của Chủ sở hữu (Áp dụng cho nhà đầu tư là cá nhân)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư
– Đối với mô hình Công ty TNHH 2 thành viên trở lên hoặc Công ty cổ phần, hồ sơ gồm:
  • Giấy đề nghị thành lập doanh nghiệp
  • Điều lệ
  • Danh sách thành viên/cổ đông công ty
  • Quyết định cử người đại diện quản lý vốn góp (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Danh sách người đại diện theo ủy quyền (Áp dụng cho các thành viên đều là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của thành viên/cổ đông công ty (Áp dụng cho các thành viên đều là cá nhân)
  • Bản sao Hộ chiếu hoặc Căn cước công dân của người đại diện theo pháp luật
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng kí kinh doanh của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Hộ chiếu của người đại diện theo pháp luật của nhà đầu tư (Áp dụng cho nhà đầu tư là tổ chức)
  • Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư

5. Các công việc cần làm ngay sau khi thành lập Công ty kinh doanh dịch vụ logistics có vốn đầu tư nước ngoài

  • Treo biển Công ty
  • Mua chữ ký số
  • Kê khai tờ khai lệ phí môn bài
  • Mở tài khoản vốn và chuyển tiền đầu tư vào theo tiến độ thực hiện dự án
  • Mở tài khoản thanh toán
  • Phát hành hóa đơn điện tử

6. Căn cứ pháp lý

  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Doanh nghiệp 2020
  • Biểu cam kết cụ thể về thương mại dịch vụ của Việt Nam trong WTO
  • Hiệp định đầu tư toàn diện ASEAN
  • Hiệp định khung ASEAN về dịch vụ – AFAS (Gói thứ 10)
  • Hiệp định Đối tác Kinh tế Việt Nam – Nhật Bản (VJEPA)
  • Hiệp định thương mại tự do Việt Nam – Hàn Quốc  (VKFTA)
  • Hiệp định thương mại tự do giữa Việt Nam và Liên minh Châu Âu (EVFTA)
  • Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP)

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ 1900 633 298 để được tư vấn chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Xem thêm:

Bài viết liên quan

090.225.5492