Quảng cáo sai sự thật

Trên các nền tảng mạng xã hội hiện nay xuất hiện nhiều cá nhân quảng cáo sai sự thật về sản phẩm, dịch vụ. Vậy, hành vi quảng cáo sai sự thật được pháp luật quy định như thế nào. Mời các bạn tìm hiểu cùng Luật Kỳ Vọng Việt.

Quảng cáo sai sự thật có thể bị phạt tù đến 5 năm

Việc quảng cáo sai sự thật là một trong các hành vi bị cấm theo quy định tại khoản 9, Điều 8 Luật Quảng cáo 2012. Cụ thể là cấm quảng cáo không đúng hoặc gây nhầm lẫn về:

  • Khả năng kinh doanh, khả năng cung cấp sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của tổ chức, cá nhân
  • Số lượng, chất lượng, giá, công dụng, kiểu dáng, bao bì, nhãn hiệu, xuất xứ, chủng loại
  • Phương thức phục vụ
  • Thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ đã đăng ký hoặc đã công bố

Ngoài ra, khoản 7, Điều 109 Luật Thương mại 2005 cũng quy định các quảng cáo thương mại bị cấm. Cụ thể là cấm quảng cáo sai sự thật về một trong các nội dung sau:

  • Số lượng
  • Chất lượng
  • Giá
  • Công dụng
  • Kiểu dáng
  • Xuất xứ hàng hóa
  • Chủng loại
  • Bao bì
  • Phương thức phục vụ
  • Thời hạn bảo hành của hàng hóa, dịch vụ

Cá nhân, tổ chức có hành vi quảng cáo sai sự thật có thể bị xử phạt vi phạm hành chính thậm chí bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

– Xử phạt vi phạm hành chính:

Theo khoản 5 Điều 51 nghị định 158/2013/NĐ-CP quy định về xử phạt vi phạm hành chính trong lĩnh vực văn hóa, thể thao, du lịch và quảng cáo.

Phạt tiền từ 50.000.000 đồng đến 70.000.000 đồng đối với một trong các hành vi sau đây:

  1. Quảng cáo sai sự thật, không đúng quy cách, chất lượng, công dụng, nhãn hiệu, kiểu dáng, chủng loại, bao bì, xuất xứ, chỉ dẫn địa lý, phương thức phục vụ, thời hạn sử dụng, thời hạn bảo quản, bảo hành của hàng hóa, dịch vụ, trừ trường hợp quy định tại điểm d khoản 3 Điều 68, điểm c khoản 3 Điều 69, điểm a khoản 2 Điều 72, điểm b khoản 1 Điều 75 và khoản 1 điều 78 Nghị định 158/2013/NĐ-CP
  2. Quảng cáo lừa dối, gây nhầm lẫn cho công chúng, người tiêu dùng, khách hàng về tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo với tổ chức, cá nhân, sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ khác hoặc lừa dối, gây nhầm lẫn về tính năng, tác dụng của sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được quảng cáo, trừ trường hợp quy định tại khoản 4 điều 68, điểm a khoản 3 Điều 69 và khoản 4 Điều 70 Nghị định này.

– Xử lý hình sự khi quảng cáo sai sự thật:

Theo Điều 197 Bộ luật Hình sự 2015 (Sửa đổi, bổ sung năm 2017):

Người nào quảng cáo gian dối về hàng hóa, dịch vụ, đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi này hoặc đã bị kết án về tội này, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm, thì bị phạt tiền từ 10.000.000 đồng đến 100.000.000 đồng hoặc phạt cải tạo không gian giữ đến 03 năm.

Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 5.000.000 đồng đến 50.000.000 đồng; cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định từ 01 năm đến 05 năm.

Xem thêm: Xử lý vi phạm đấu thầu

Nội dung tư vấn trên nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật, nghiên cứu khoa học. Các trích dẫn có thể hết hiệu lực ở thời điểm Quý Khách xem bài viết này. Quý Khách vui lòng liên hệ với chúng tôi qua số 1900 633 298 để được tư vấn miễn phí và được hỗ trợ một cách chính xác nhất. Trân trọng cảm ơn!

Bài viết liên quan

090.225.5492